Tên thương hiệu chính là những thứ giúp khách hàng gợi nhớ đến doanh nghiệp của bạn đầu tiên. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc định vị thương hiệu doanh nghiệp; giúp khách hàng nhận ra bạn giữa hàng ngàn cái tên trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Cùng tìm hiểu những nguyên tắc đặt tên thương hiệu mà Guru gợi ý trong bài viết này. đặt tên thương hiệu 01

Những nguyên tắc đáng ghi nhớ khi đặt tên thương hiệu bạn cần biết

Có một sự thật là việc đặt tên thương hiệu ấn tượng không phải là điều quá khó; chỉ cần bạn tuân thủ các nguyên tắc tối thiểu dưới đây:

1. Hãy chọn tên thương hiệu có thể bảo hộ được

Hãy cầu toàn mọi thứ, nhất là những gì liên quan đến pháp lý. Hãy đặt tên thương hiệu được bảo hộ về mặt pháp lý để tránh các trường hợp bị nhái. Bởi dù tên thương hiệu có tuyệt vời đến đâu đi chăng nữa nhưng không được bảo hộ thì đó cũng là một sự rủi ro lớn.Đặc biệt nếu bạn muốn mở rộng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình, hãy chọn một cái tên được bảo hộ. Xem thêm: 5 thuật ngữ mà Marketer không thể bỏ qua về thương hiệu là gì?

2. Hãy lựa chọn tên miền có sẵn

Đa phần Domain website đều được lấy theo tên thương hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu không đăng ký được tên miền đó thì bạn hãy cần nhắc đến việc phát triển cái tên khác; thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền. Tốt nhất là hãy nên đăng ký tên miền càng sớm càng tốt để phòng trường hợp người khác mua trước.

3. Đặt tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ

Một trong những sai lầm hay mắc phải của các doanh nghiệp đó là thích những cái tên phức tạp và khó đọc. Đó chính là rào cản trong việc khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn. Hãy lựa chọn những cái tên mang tính đơn giản; dễ đọc dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ. Một vài gợi ý cho bạn đó là lựa chọn tên thương hiệu có vần âm o, a, i, e. Các nguyên âm này sẽ giúp mặt chữ và phát âm ấn tượng, dễ nhớ hơn; ví dụ như là Honda; Yamaha; Coca Cola; Amazon; Mercedes; Audi; Virgin; Motorola; Lenovo… đặt tên thương hiệu 02

Những nguyên tắc đáng ghi nhớ khi đặt tên thương hiệu bạn cần biết

4. Tránh những sự liên tưởng tiêu cực

Đây là điều rất quan trọng bởi thực tế đã có nhiều trường hợp như thế. Nó có thể là gặp vấn đề về nghĩa, cũng có trường hợp gặp vấn đề về phát âm làm liên tưởng đến những thứ nhạy cảm hoặc tiêu cực. Một ví dụ cụ thể cho bạn đó là vào năm 1991; hãng xe hơi Mazda đã tung dòng sản phẩm xe hơi có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Vấn đề gặp phải đó là Puta trong tiếng bản địa có nghĩa là gái mại dâm.

5. Liên quan đến ngành nghề hoặc sản phẩm

Mặc dù không phải trường hợp nào cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm. Tuy nhiên với những thương hiệu nhỏ thì việc thể hiện ngành nghề; sản phẩm trong đặt tên thương hiệu sẽ đem lại những hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các yếu tố thể hiện ngành nghề trong cách đặt tên thương hiệu giáo dục bằng cách sử dụng tiếp tố “edu” như Eduzone; Hope Education… hay lĩnh vực bất động sản như Capitaland; Nova Land… đồ dùng cho mẹ và bé như Kids Plaza; shoptretho… ngành sữa có Vinamilk; TH True milk; Vinasoy…

6. Thể hiện sự khác biệt

Sự khác biệt chính là yếu tố quan trọng trong việc định vị thương hiệu trong mắt khách hàng. Bạn không nên đặt tên tương tự đối thủ; hoặc những thành tố mà đối thủ đã sử dụng. Điều này chỉ làm cho khách hàng nhìn thương hiệu với một sự bắt chước hoặc không quan tâm đến nhiều mà thôi.

7. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Hãy cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn phân khúc khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp. Hãy nghĩ xem; sẽ thế nào nếu thương hiệu bằng tiếng anh nhưng đối tượng mục tiêu là người Việt; hoặc ngược lại. Khi đặt tên thương hiệu thì hãy xác định rõ ràng thị trường mục tiêu của bạn đáp ứng cho những khách hàng mục tiêu nào?  

Những nguyên tắc đáng ghi nhớ khi đặt tên thương hiệu bạn cần biết

Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số mẹo đặt tên thương hiệu hiệu quả sau đây:

  • Sử dụng ký tự đầu của chữ: Việc sử dụng những chữ cái đầu tiên trong dòng chữ thương hiệu là một kỹ thuật giúp tên thương hiệu của bạn dễ nhớ hơn. Ví dụ như Ikea (Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd); MTV (Music Television)…
  • Sử dụng từ ghép: Ghép từ để đặt tên thương hiệu với mục tiêu tạo nên một thương hiệu toàn toàn mới. Ví dụ như FedEx; PayPal; Coca-Cola; Microsoft…
  • Sử dụng phương pháp mô tả: Đặt tên thương hiệu theo cách mô tả sẽ giúp việc truyền thông doanh nghiệp tốt hơn. Có thể ví dụ như Pizza Hut; Dwell; Architectural Digest…
  • Sáng tạo tên gọi hoàn toàn mới: Đặt tên thương hiệu không trùng với đối thủ và mang tính sáng tạo sẽ dễ gây ấn tượng với khách hàng hơn. Ví dụ như Google; Yahoo và Pepsi…
  • Sử dụng phương pháp ẩn dụ: Đơn giản là những thông điệp ẩn dụ trong tên thương hiệu mà doanh nghiệp muốn truyền tải thông qua tên thương hiệu. Ví dụ như Starbucks; Orange; Apple…
  • Sử dụng tên của người sáng lập: Phương pháp này rất dễ đăng ký sở hữu thương hiệu. Ví dụ như những cái tên sử dụng tên người sáng lập như Adidas; Johnson & Johnson; JPMorgan; Charles Schwab…

Việc đặt tên thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến việc định vị thương hiệu và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

ĐỐI TÁC TIN CẬY CỦA HƠN 5000
DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU

GURU.EDU.VN TỰ TIN LÀ ĐỐI TÁC
CAO CẤP CỦA GOOGLE ADS, ĐỐI TÁC FACEBOOK ADS

Bạn muốn tự tay set up chiến dịch quảng cáo nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Có nên tham gia khóa học quảng cáo Google Ads? Đơn vị nào dạy Google Ads chất lượng? Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp tại Học viên Guru - Học viện đào tạo Google Ads uy tín hàng đầu Việt Nam. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn tận tình bởi các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, đảm bảo khi hoàn thành khóa học quảng cáo Google Ads bạn có thể tự tin thực hiện chiến dịch quảng cáo một cách tối ưu nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO CỔNG VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH

Văn phòng HCM: Tầng 8, Tòa nhà Việt - Úc, 402 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Văn phòng HN: Tầng 12A - Tòa nhà Viet Tower - số 1 Thái Hà - Phường Trung Liệt - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội.
Mã số thuế: 0313547231

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ ( GỌI MIỄN PHÍ )

THÔNG TIN THANH TOÁN

Chủ tài khoản: Công ty Cổ Phần Quảng cáo Cổng Việt Nam
Số tài khoản: 19129832121014
Ngân hàng: TECHCOMBANK- Chi nhánh HCM