Để xây dựng một chiến dịch truyền thông hiệu quả bạn cần phác thảo bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh cho các hoạt động kinh doanh của mình.
“Khám phá” 7 bí kíp lập bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh
Đảm bảo bản kế hoạch marketing được hoàn chỉnh và kế hoạch được thực hiện hoành tráng, bạn cần tham khảo 7 bước thực hiện sau đây. 1. Hiểu rõ thị trường và các đối thủ cạnh tranh Một lỗi lớn mà công ty thường hay mắc phải đó kinh doanh mặt hàng họ thích mà không hiểu biết về thị trường cũng như mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Nếu cố gắng bán mặt hàng mà mọi người không có nhu cầu thì hiển nhiên họ sẽ không mua. Một thị trường sinh lời cho các doanh nghiệp là thị trường có khách hàng tiềm năng có nhu cầu chưa được đáp ứng. Bạn càng đánh vào sự thiếu hụt đó thì họ sẽ càng quan tâm đến và sẵn sàng chi tiền mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Để có thể hiểu biết về thị trường, bạn nên đặt ra các câu hỏi sau và trả lời nó: Đâu là điểm yếu của đối thủ cạnh tranh mà bạn có thể tận dụng nó để chiến thắng? Đâu là điểm khác biệt của bạn mà các đối thủ không thể cạnh tranh để phát triển? Liệu thị trường có đánh giá cao sản phẩm/ dịch vụ mà bạn sẽ đưa ra? Liệu sản phẩm của bạn có dành để thay thế sản phẩm khác được không?“Khám phá” 7 bí kíp lập bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh
2. Hiểu rõ tâm lý khách hàng Hiểu rõ người tiêu dùng một cách tận tình là bước đầu tiên để đảm bảo cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn được tiêu thụ tốt. Chỉ khi biết được nhu cầu khách hàng là gì thì bạn mới khích lệ cho họ mua sắm và chuẩn bị bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Bạn nên cẩn thận với “mong muốn” và “nhu cầu”, mọi người không nhất thiết phải mua những gì họ cần, nhưng họ sẽ mua những gì họ muố. Để thực sự nắm bắt được tâm lý khách hàng bạn cần trả lời được những câu hỏi sau: Các khách hàng tiềm năng của mình thường sẽ mua các sản phẩm/ dịch vụ như thế nào? Các khách hàng sẽ lựa chọn siêu thị, tạp hoá hay chợ để mua loại sản phẩm đó? Khách hàng quan trọng điều gì mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn mang đến cho họ mà không phải cửa hàng khác? Thói quen mua hàng của khách hàng tiềm năng từ trực tuyến hay bên ngoài? Động lực để họ mua sắm sản phẩm/ dịch vụ là gì? 3. Lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp Hãy thông minh khi lựa chọn một thị trường cụ thể để bạn có thể tập trung vào đó, quan tâm đến phân khúc thị trường mà bạn bị thu hút và có thể tiếp cận với nó dễ dàng. 4. Phát triển thông điệp marketing Bạn nên thuyết phục khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng chính thức chứ không chỉ nói những gì bạn làm, bạn nên xây dựng và phát triển hai loại thông điệp marketing: Thông điệp thứ nhất sẽ ngắn và đi vào vấn đề chính, được gọi như thông điệp quảng bá hay truyền thanh. Thông điệp thứ hai là thông điệp marketing hoàn chỉnh xuất hiện trong các tài liệu xúc tiến hay quảng bá kinh doanh của công ty.“Khám phá” 7 bí kíp lập bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh
Để có được thông điệp marketing hấp dẫn và thuyết phục, cần có các yếu tố sau: Nhấn mạnh, khơi gợi những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng mục tiêu tuỳ vào sản phẩm/ dịch vụ. Đưa ra minh chứng nhu cầu đó quan trọng đến mức cần thiết và cần mua ngay. Giải thích lý do chỉ có bạn mới có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Đưa ra các dịch vụ cộng thêm, bảo hành vô điều kiện. 5. Xác định phương tiện truyền thông của bạn Sau khi lựa chọn được phân khúc và đưa ra thông điệp, bạn cần tiến hành tìm ra phương tiện truyền thông để thực hiện bản kế hoạch marketing đó. Phương tiện truyền thông sẽ là cầu nối để bạn truyền tải thông điệp. Việc chọn lựa phương tiện truyền thông marketing đem lại hiệu quả rất lớn so với số tiền bỏ ra và phương tiện này phải gửi các khách hàng có tiềm năng. Sau đây là các gợi ý các phương tiện truyền thông: quảng cáo trên báo chí, buổi hội thảo, quảng cáo trên truyền hình, bảng hiệu, email, website, fanpage, truyền miệng, … 6. Đặt ra mục tiêu truyền thông và bán hàng Bất kể thực hiện một công việc gì cũng cần có mục tiêu cụ thể và bạn nên xây dựng mục tiêu theo công thức SMART để đảm bảo mục tiêu được: Sensible – Hợp lí, Measurable – Có thể đánh giá, Achievable – Có thể đạt được, Realistic – Thực tế, Time specific – Cụ thể về thời gian. Các yếu tố mục tiêu nên bao gồm những yếu tố tài chính như: doanh số bán hàng thường niên, lợi nhuận thuần, doanh thu của mỗi nhân viên, các hợp đồng được kí kết,… 7. Xây dựng ngân quỹ marketing Ngân quỹ cho các hoạt động marketing của bạn có thể được xây dựng theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu để ra. Bạn nên bắt đầu bằng những tính toán ước chừng và dần dần định hình con số cụ thể hơn dựa vào tình hình kinh doanh.“Khám phá” 7 bí kíp lập bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh
Bản kế hoạch marketing gồm 7 bước sẽ giúp doanh nghiệp bạn xác định được rõ ràng thị trường cũng như mục đích kinh doanh để có được chiến dịch thành công, mang lại lợi ích cho khách hàng và gia tăng doanh thu.]]>