Các chỉ số Google Analytics cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động. Với các thao tác đơn giản, nền tảng phân tích chi tiết về hành động người dùng trên website hoặc ứng dụng của bạn. Hãy khám phá tầm quan trọng và các thông số đáng chú ý của Google Analytics nhé!
Xem thêm
- Khóa học Google Ads
- Lợi ích của Google Analytics 4
- Bạn đã biết cách sử dụng Google Analytics 4 chưa?
Các chỉ số Google Analytics là gì?
Google Analytics (GA) là công cụ miễn phí của Google, giúp hiểu rõ hành vi của khách hàng trên website. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập của mình. Nền tảng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như nắm rõ tình hình hiệu quả website của mình.
Google Analytics 4 (GA4) được ra mắt vào năm 2020, hiện là phiên bản mới nhất của Google Analytics. Với nhiều cải tiến vượt trội và tích hợp AI, đây là giải pháp đo lường hoàn hảo cho tương lai.
Tầm quan trọng của các chỉ số Google Analytics trong chiến lược marketing
Google Analytics không chỉ là một công cụ, mà còn là một trợ lý đắc lực giúp doanh nghiệp tăng trưởng. GA cung cấp những thông tin hành vi người dùng, giúp bạn cải thiện trải nghiệm khách hàng. Từ đó, giúp tăng hiệu quả các chiến dịch marketing và nắm bắt xu hướng thị trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt từ phân tích của Google Analytics. Nhờ vậy mà nguồn lực được tối ưu hóa và đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả.
Các chỉ số Google Analytics đáng chú ý
Google Analytics cung cấp cho người dùng rất nhiều dữ liệu để đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing. Các số liệu được chia thành 5 nhóm để bạn dễ dàng theo dõi tình hình website hoặc ứng dụng.
Dữ liệu người dùng
Các chỉ số người dùng được dùng để so sánh và lọc dữ liệu hoặc làm tiêu chí đánh giá đối tượng. Bạn có thể xem các thuộc tính người dùng trong thẻ Người dùng trong Báo cáo theo thời gian thực. Thẻ này cho biết số người dùng được nhóm vào từng thuộc tính người dùng.
Dữ liệu phiên
Phiên là số lần người dùng truy cập vào website, có hành vi tương tác trong khoảng thời gian nhất định. Một phiên bắt đầu khi người dùng mở ứng dụng và kết thúc khi không hoạt động trong 30 phút. Google Analytics cung cấp một số chỉ số như số phiên, số phiên có sự tương tác,… Nhờ đó, bạn có thể theo dõi hành động của khách hàng, đánh giá mức độ thu hút của website.
Lưu lượng truy cập
Traffic là chỉ số đo lường số lượng người dùng tương tác với website. Mục tiêu của chủ trang web là làm sao để có thật nhiều người ghé thăm website của mình. Tại Google Analytics, những chỉ số như organic search, paid search,… sẽ giúp bạn biết các nguồn chính mà kênh được tìm kiếm.
Báo cáo quảng cáo
Báo cáo quảng cáo cho biết từng quảng cáo mà bạn thêm vào trang web hoặc ứng dụng của mình. Ngoài ra, báo cáo cũng cung cấp mức độ tương tác và doanh thu liên quan đến từng quảng cáo. Các chỉ số gồm thời lượng & số lượt hiển thị quảng cáo, số lượt nhấp quảng cáo, tổng doanh thu từ quảng cáo,…
Báo cáo giao dịch mua hàng
Đây là báo cáo chi tiết các sản phẩm/dịch vụ mà bạn bán trên sàn thương mại điện tử. Nhờ báo cáo Google Analytics, chủ shop có thể đánh giá những mặt hàng phù hợp với đối tượng khách hàng. Các chỉ số giao dịch gồm doanh thu theo mặt hàng, số mặt hàng được thêm vào giỏ hàng,…
Kết luận
Như vậy, các chỉ số Google Analytics rất cần thiết cho quá trình phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi loại chỉ số sẽ giúp bạn “bắt bệnh” cho website và đưa ra giải pháp phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để Học viện Guru giải đáp!
Học Viện GURU cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn