Theo khảo sát, phần lớn sinh viên kinh tế vẫn cảm thấy mơ hồ khi được hỏi về khái niệm Case Study là gì, thậm chí có nhiều bạn còn thú nhận chưa nghe đến khái niệm này bao giờ.
Case Study là gì? Những điều bạn cần biết về Case Study
Và những định nghĩa vẫn xuất hiện rất nhiều trên trang chủ tìm kiếm Google khiến mọi người lầm tưởng phạm vi nghiên cứu của Case Study chỉ đơn thuần bó hẹp trong cách giải quyết tình huống. Thế nhưng, Case Study không đơn giản như vậy, hãy cùng bài viết này tìm hiểu rõ hơn về những gì liên quan đến Case Study và mối quan hệ giữa sinh viên với Case Study là gì đặc biệt là sinh viên kinh tế. 1. CASE STUDY LÀ GÌ? Đặt trong phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, Case Study là bản tổng hợp thông tin, tình huống của một doanh nghiệp bao gồm tất cả thông tin từ khi doanh nghiệp đó được thành lập cho đến thời điểm hiện tại, với đầy đủ số liệu, tình hình về mọi mặt như tài chính, nhân sự, marketing, công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Case Study còn đề cập đến lịch sử thành lập, các giai đoạn phát triển, các bộ phận của công ty cùng với tình hình nền kinh tế mà công ty này đặt trong từ vi mô đến vĩ mô và không thể thiếu là thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Có thể coi Case Study như một cuốn “tiếu thuyết” về doanh nghiệp mà ở đó bạn có thể tìm kiếm mọi thông tin bạn cần. Do đó, các Case Study chuẩn ở các nước phát triển mà sinh viên các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard nghiên cứu có tầm 30 trang dữ liệu và nó được xây dựng, tổng hợp từ những chuyên gia hàng đầu. 2. CASE STUDY CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU?Case Study là gì? Những điều bạn cần biết về Case Study
Có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc thực sự của Case Study. Người ta tin rằng, Case Study lần đầu được giới thiệu bởi Frederic Le Play trong lĩnh vực khoa học xã hội vào năm 1829, với nội dung là để thống kê trong nghiên cứu của ông về ngân sách gia đình. Tại Trường Luật Harvard năm 1870, Christopher Langdell đã rời bỏ phương pháp tiếp cận giảng dạy và ghi chép truyền thống để dạy về luật hợp đồng và bắt đầu sử dụng các vụ kiện trước tòa án để làm cơ sở thảo luận trong lớp. Đến năm 1920, Case Study đã trở thành phương thức tiếp cận sư phạm nổi trội được sử dụng bởi các trường luật ở Hoa Kỳ, sau đó nó cũng được ứng dụng tại trường kinh doanh của Harvard. 3. CASE STUDY DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? Về giáo dục, vì vị trí của Case Study thường được coi là nằm giữa lí thuyết và thực tế, Case Study là cách thức tối ưu nhất để giúp người học hiểu và ghi nhớ kiến thức lí thuyết và nó là phương pháp học được áp dụng phổ biến tại cái trường đại học kinh doanh hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, M.I.T. Đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế, học tập qua Case Study giúp người học hoàn thiện kỹ năng phân tích và những kĩ năng khác của người quản lí. Khi giải Case Study, người làm không chỉ cần có một hệ thống kiến thức nền tảng đầy đủ mà còn phải biết áp dụng được các kĩ năng mềm cần thiết của một chiến lược gia, Case Study hiện tại còn được sử dụng trong quá trình tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia và những chứng chỉ quốc tế như ACCA hay CFA. Không chỉ vậy, Case Study còn được sử dụng trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua các câu chuyện thành công. Trong B2B marketing, khách hàng đánh giá cao các câu chuyện thành công mà doanh nghiệp đã làm cho những khách hàng khác, và sẵn sàng thể hiện sự quan tâm và tương tác với những doanh nghiệp nào đưa ra được câu chuyện hấp dẫn về việc khách hàng đã thành công như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.Case Study là gì? Những điều bạn cần biết về Case Study
4. CASE STUDY CÓ BAO NHIÊU LỜI GIẢI? Mỗi Case Study có nhiều cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau do đó mỗi người có khả năng chuyên môn riêng, phong cách giải và cách nhìn nhận riêng. Tuy nhiên mỗi Case Study đều có một lời giải được coi là tối ưu nhất và để giải Case Study đòi hỏi kĩ năng tổng hợp thông tin, xác định tính đúng sai của các thông tin đó, và điểu quan trọng là khả năng chọn lọc những thông tin cần thiết để phục vụ mục tiêu hoặc đề xuất hướng phát triển hoặc giải quyết một vấn đề doanh nghiệp gặp phải. Bởi lẽ Case Study không nằm cụ thể một ngành hay một mảng cố định nên để giải quyết Case cần vận dụng kiến thức chuyên môn đa ngành hoặc tương ứng các bộ phận trong doanh nghiệp như tài chính, marketing, nhân sự, công nghệ thông tin. 5.HỌC CASE STUDY QUA ĐÂU? Như đã nói ở trên, Case Study được sử dụng khá nhiều tại các trường đại học lớn như Harvard, vì vậy, nguồn Case Study sẽ thường được lấy từ đây, hoặc thậm chí bạn sẽ phải mua Case Study quý với giá không hề rẻ một chút nào của các chuyên gia kinh tế hàng đầu. Hiện tại Harvard có một trang chuyên cung cấp Case Study là: Harvard Business Review, tất nhiên là không hề miễn phí. Trước khi tìm hiểu Case Study là gì, chúng tôi khuyên bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức nền tảng và dần dần học cách tiếp cận với Case Study. Chúc bạn thành công! Nguồn: Kinh tế trẻ Xem thêm: