Không phải một sản phẩm nào đưa ra thị trường cũng được đầu tư làm thương hiệu. Thương hiệu chính là đỉnh cao của quá trình đưa sản phẩm tới khách hàng. Khi khách hàng nhận diện được thương hiệu của bạn cũng đồng nghĩa là họ sẽ dần chú ý tới những sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Hãy cùng đi tìm câu lời giải đáp cho câu hỏi “Thương hiệu là gì” và những thuật ngữ không thể bỏ qua về thương hiệu nhé!
5 thuật ngữ mà Marketer không thể bỏ qua về thương hiệu là gì?
1. Thương hiệu là gì Thương hiệu là gì? Đây là một khái niệm tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).
2. Định vị thương hiệu – Brand Positioning Định vị thương hiệu là một vị trí nào đó trong tâm trí khách hàng và vị trí đó phải khiến khách hàng yêu thích, cảm thấy có giá trị cao hơn chi phí để rút ví tiền sở hữu sản phẩm của thương hiệu đó. Định vị thương hiệu đặt thương hiệu ở một vị trí cốt lõi và khác biệt. Guru.edu.vn kể bạn nghe một số cách mà các thương hiệu lớn định vị.
- Định vị bằng yếu tố dẫn đầu
- Định vị bằng cách nhấn mạnh lợi ích hay cảm xúc
- Định vị bằng cách khẳng định chất lượng và giá cả
- Định vị bằng cách so sánh với đối thủ cạnh tranh
Cà phê Trung Nguyên định vị mình là cà phê rang xay thứ thiệt, cà phê nguyên chất 100% và không bị trộn lẫn. Ngoài ra, Trung Nguyên còn định vị mình là cà phê của sự sáng tạo, cà phê của sự giàu có và hạnh phúc theo từng giai đoạn phát triển. Xem thêm:
Outlet là gì? Mua hàng Outlet có thực sự rẻ như bạn nghĩ? 3. Tài sản thương hiệu – Brand Equity Một thương hiệu không chỉ nằm trong một logo hay một cái tên, bởi vì đối với một người khách hàng, thì một thương hiệu là sự phản ánh những dòng cảm xúc và sự liên kết. Vậy tài sản thương hiệu là gì nhỉ? Giá trị thặng dư của một thương hiệu chính là tài sản thương hiệu (brand equity) Tuy nhiên tài sản thương hiệu là một khái niệm vô cùng rộng. Nó chính là giá trị của một thương hiệu được thể hiện bằng các chỉ số tài chính, chiến lược và những lợi thế, lợi ích về quản lý cho doanh nghiệp sở hữu thương hiệu đó. Vào năm 1993, một giáo sư Marketing người Mỹ, ông Kevin Lane Keller đã phát triển một học thuyết về mô hình của tài sản thương hiệu, ngoài ra, nó cũng được biết đến với tên gọi Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên góc nhìn người tiêu dùng (CBBE Model). Mô hình tài sản thương hiệu được đặt trên hệ quy chiếu là: độ nhận biết thương hiệu và hình ảnh thương hiệu.
5 thuật ngữ mà Marketer không thể bỏ qua về thương hiệu là gì?
Mô hình Brand Equity bao gồm:
- Sự trung thành với một thương hiệu
- Độ nhận biết với thương hiệu
- Cách thức sử dụng
- Người sử dụng
- Đánh giá của người tiêu dùng
- Các tài sản khác như bằng sáng chế, trade mark,…
Xem thêm:
Marketing Automation là gì? Hướng dẫn 4 bước gửi Email tự động 4. Nhận diện thương hiệu – Brand Awareness Nhận diện thương hiệu là gì? Đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có độ nhận biết càng cào thì càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được khách hàng lựa chọn. Thử thách kể tên các sản phẩm như dầu gội, cà phê, sữa tắm,.. mà bạn biết chính là một phép kiểm tra nhỏ về mức độ nhận biết thương hiệu. Những thương hiệu được kể tên đầu tiên chính là những thương hiệu mà khách hàng nhận diện và ghi nhớ tốt nhất. Khi họ lúng túng trong khi lựa chọn sản phẩm, những thương hiệu thuộc top of mind sẽ là lựa chọn của họ.
5. Tính cách thương hiệu – Brand Personality Cũng giống như con người, thương hiệu cũng có những tính cách riêng của nó. Tính cách thương hiệu chính là cách mà thương hiệu thể hiện qua các tuyên ngôn cũng như hành động. Điều này có nghĩa là việc truyền tải cá tính của con người vào một thương hiệu nhằm để tạo sự khác biệt. Cá tính thương hiệu được thể hiện qua hành vi của mỗi nhân viên cũng như các hình ảnh thương hiệu xuất hiện trong các quảng cáo, bao bì, vật phẩm tiếp thị… Khi hình ảnh thương hiệu hay chân dung thương hiệu được thể hiện dưới dạng “tính cách” của con người thì chúng ta gọi đó là “cá tính thương hiệu”. Ví dụ Singapore Airline ân cần thân thiện, Mercedes sang trọng thành đạt, Pepsi trẻ trung,…