A/B Testing và tầm quan trọng khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo (P.1)

a/b testing

TẠI SAO LẠI CẦN THỰC HIỆN A/B TESTING TRƯỚC KHI QUẢNG CÁO?

Chi phí dành cho việc tăng thêm khách hàng thường không hề nhỏ, trong khi đó chi phí dành cho việc A/B Testing thường không lớn và đôi khi dù nhỏ nhưng nó lại mang đến hiệu quả cao cho bạn trong việc tạo ra nhiều conversion hơn.
QUY TRÌNH A/B TESTING HOẠT ĐỘNG

1. Đặt câu hỏi

Để định hướng  và đặt câu hỏi cho quá trình A/B Testing diễn ra chính xác, bạn cần đặt câu hỏi để biết sau khi test thì sẽ nhận kết quả là gì. Các câu hỏi có thể đoại loại như “Làm sao để cải thiện CTR cho bài viết? Cách nào để tăng số người điền form?…”

2. Nghiên cứu tổng quan

Bạn có thể dùng các công cụ như Google Analytics, Email client hoặc Social listening tools để đo lường  và nắm được hành vi khách hàng khi họ thực hiện conversion.

1. Đặt giả thuyết

Sau khi đã có những câu hỏi bên trên và nắm được hành vi khách hàng, bạn hãy thử đặt ra một số giả thuyết để trả lời các câu hỏi bên trên. VD: “Nếu thay banner với hình ảnh những cô người mẫu xinh đẹp thì sẽ có CTR cao hơn” hoặc “Làm nổi bật nút Đăng ký trong bài viết thì số người click vào điền form hoặc đăng ký sẽ dễ dàng nhìn thấy và click vào hơn”…

2. Xác định mẫu thử và thời gian sẽ thực hiện test

Tiếp theo là bạn cần xác định được lượng khách hàng và thời gian mà bạn tiến hành A/B Testing. Lượng mẫu thử phải đủ lớn để đưa ra thông số càng chính xác và sự khác biệt giữa 2 phiên bản A/B một cách rõ rệt sau quá trình test. Thời gian test cũng là một yếu tố cần lưu ý để đảm bảo kết quả test sẽ không bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, yếu tố thời vụ khiến nhu cầu và hành vi của khách hàng bị thay đổi. Bạn cũng có thể sử dụng thử công cụ ước lượng để tính toán thời gian chạy test Tại đây.

3. Tiến hành test

Đến bước này, bạn tạo ra phiên bản mới B để thử nghiệm với phiên bản gốc A. Phiên bản B này sẽ sử dụng giả thuyết mà bạn để đặt ra (Banner có hình ảnh người mẫu xinh đẹp, Nút đăng ký nổi bật hơn…) và sẽ đo lường được conversion rate với phiên bản A.

4. Thu thập thông tin và phân tích chúng

Sau quá trình A/B Testing, bạn sẽ biết được rằng phiên bản A hay B sẽ mang lại conversion rate cao hơn (bounce rate giảm, CTR tăng, người điền form tăng…). Nếu phiên bản B có conversion rate thấp hơn hoặc không đổi. Tức là giả thuyết để bạn giải quyết vấn đề chưa đúng. Lúc này, chúng ta cần quay lại bước 3 và tìm một giả thuyết khác để tiếp tục.

5. Cung cấp kết quả cho các bên liên quan

Sau quá trình thử nghiệm, bạn nên gửi các thông tin và insight tìm được. Sau quá trình thử nghiệm cho các bên phụ trách mảng liên quan (lập trình, thiết kế, UI/UX, tối ưu hóa,…)  Tiến hành thay thế phiên bản A bằng phiên bản B. Nếu B thực sự hiệu quả hơn sau khi đã xem xét hết tất cả các trường hợp sẽ xảy ra.
Lập lại quy trình test này từ đầu nếu bạn muốn giải quyết một câu hỏi, một vấn đề khác.

Ở phần tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn bạn về ứng dụng của việc A/B Testing. Cũng như một số lời khuyên khi tiến hành A/B Testing nhé. Bạn cũng có thể xem qua những phần khác trong mục tips. Để bổ sung kỹ năng chạy quảng cáo Google Adwords của mình.]]>

Học Viện GURU

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
  • Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *