Là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, Trung Quốc đã trải qua một nền kinh tế năng động, nhưng cũng có lắm những thăng trầm. Và họ rút ra được những bài học cho doanh nghiệp mình trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Bài học về thương mại điện tử từ thị trường bán lẻ năng động nhất thế giới
Cùng điểm qua 5 bài học được rút ra từ nghiên cứu của BCG – The Boston Consulting Group và Alibaba trên nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng ở Trung Quốc. Theo một nghiên cứu của BCG cho biết, doanh thu ở mảng thương mại điện tử của Trung Quốc tăng trưởng trung bình 43% / năm trong năm 5 năm trở lại đây và chiếm 20% trong tổng giá trị giao dịch bán lẻ. một con số vô cùng ấn tượng đến nỗi năm 2016, thương mại điện tử ở Trung Quốc bùng nổ lớn hơn cả Hoa Kỳ và Anh cộng lại. Một con số khác cũng vô cùng ấn tượng là 61% giao dịch thương mại ở Trung Quốc được thực hiện thông qua các thiết bị di động. Con số này cao hơn rất nhiều so với 39% của Hoa Kỳ. Những con số này có thể cho thấy Trung Quốc đã tạo nên một môi trường thương mại được nuôi dưỡng bằng công nghệ kỹ thuật số, tạo điều kiện cho bất kỳ khách hàng nào cũng tìm thấy được những thứ được bán bất cứ thứ gì tại bất kỳ một thị trường nào khác. Cùng điểm qua 5 bài học hay đã được đúc kết về thị trường bán lẻ nói chung và thương mại điện tử nói riêng. 1. Ranh giới giữa Quảng cáo và Nội dung (content) được xóa mờ Tại Trung Quốc, dường như không hề có sự phân cách giữa Quảng cáo và Nội dung. Bởi các quảng cáo luôn được lồng ghép rất tinh tế vào các bài viết. Ví dụ như những nền tảng bán hàng là Tmall hay Taobao, họ không chỉ đảm nhận vai trò bán hàng qua mạng mà còn thực hiện các nội dung, games, video, và có cả website. Không dừng lại ở đó,các ứng dụng mạng xã hội như Wechat cũng có chức năng cho phép khách hàng mua hàng trực tiếp ngay trên ứng dụng. Khách hàng không cần phải chuyển sang một website khác để mua hàng. Những việc này giúp cho nhà bán lẻ tiếp cận với khách hàng nhiều nhất có thể, từ đó thu hút các đối tượng khách hàng, gắn kết những trải nghiệm mua hàng của khách hàng. 2. Nhiều thông tin hữu ích được các doanh nghiệp thu thập Một bài học rất thú vị từ các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc đó là họ có thể xây dựng các gợi ý hay đề xuất nào đó nhưng lại có độ chính xác và phù hợp cao, đem lại các trải nghiệm thú vị, “có một không hai” cho khách hàng của mình. Họ xây dựng những nội dung mà ngay trong đó chính khách hàng của mình sẽ là người tự khám phá các sản phẩm, dịch vụ. Xem thêm: Copywriter là gì? Phân biệt giữa Copywriter và Content Writer 3. Các tiến bộ mang định hướng khách hàng Các doanh nghiệp Trung Quốc có được thông tin quý giá về những suy nghĩ thực sự của khách hàng đối với các sản phẩm của họ, tạo nên sự tương tác thường xuyên giữa những nhà bán lẻ và khách hàng của mình. Như trong năm 2016, mỗi ngày có hơn 20 triệu lượt đánh giá về sản phẩm cũng như 2 triệu câu hỏi về sản phâm trên các diễn đàn Q&A của Taobao và Tmall. Chính những việc này đã giúp doanh nghiệp tiếp nhận dữ liệu để xây dựng sản phẩm.Bài học về thương mại điện tử từ thị trường bán lẻ năng động nhất thế giới
4. Vai trò mới của cửa hàng truyền thống Một điều thú vị khác là mặc dù phát triển thị trường bán lẻ hay thương mại điện tử, những doanh nghiệp của Trung Quốc vẫn có thể gắn kết các cửa hàng truyền thống vào mô hình kinh doanh bán lẻ của họ. Ví dụ như Xiaomi, hoạt động trên thị trường thương mại điện tử với các thiết bị di động, điện tử đã mở nhiều các cửa hàng truyền thống để tư vấn khách hàng, cung cấp các dịch vụ hậu mãi,…được xem là một nút giao hàng quan trọng trong mạng lưới phân phối của doanh nghiệp. 5. Các chiến lược dài hạn cần phải được ban lãnh đạo cấp cao dẫn dắt. Mặc dù nhiều nhà bán lẻ ở Trung Quốc đã đi khá xa hơn so với những nhà bán lẻ còn lai, nhưng họ vẫn chưa đến được đích. Kinh nghiệm chỉ ra rằng: xây dựng các trải nghiệm trực tuyến hay ngoại tuyến đều là các quý trình dài nhiều trắc trở; số hóa là quy trình cốt lõi để đem lại sự hài lòng cho khách hàng; và khó mà để có một thay đổi nhanh chóng. Thành công đòi hỏi một tầm nhìn xa nhiều năm và toàn diện từ giám đốc điều hành – CEO với sự tham gia trực tiếp của CIO, CMO, CFO và lãnh đạo của tất cả các phòng ban liên quan. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã rút ra một bài học rằng: Để có được thành công thì cần phải có một ban lãnh đạo có tầm nhìn cũng như là từ toàn bộ các giám đốc điều hành, các CIO, CMO,CFO,.. Bởi thị trường thương mại điện tử hay bán lẻ nếu muốn thành công đều phải trải qua một quá trình dài nhiều trắc trở. Xem thêm: TVC là gì? Các Yếu tố cần thiết để tạo nên thành công cho TVC Giống như việc kinh doanh thương mại điện tử, những nhà kinh doanh đều yêu cầu phải có tốc độ và sự linh hoạt. Cơ hội thật sự luôn có cho những người sẵn sàng thay đổi, kết hợp công nghệ số hóa để dẫn đầu đường đua.