Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và khắt khe hơn nên chăm sóc khách hàng trở nên vô cùng quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Nhưng để có thể phục vụ tốt cho khách hàng thì những yêu cầu của nhân viên chăm sóc khách hàng cũng sẽ rất nghiêm khắc. 1. Doanh nghiệp không thể thiếu dịch vụ chăm sóc khách hàng Trong thời hiện đại ngày nay, khách hàng đến với doanh nghiệp không chỉ để mua sản phẩm đơn thuần mà là mua cả dịch vụ. Và doanh nghiệp cũng vậy. Họ không đơn thuần chỉ bán sản phẩm mà còn phải đảm bảo tốt những dịch vụ kèm theo sản đó. Cách để họ làm được việc đó chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ.
Bức chân dung phía sau cái tên “Chăm sóc khách hàng”
Khi khách hàng của bạn gặp trục trặc gì trong quá trình mua sản phẩm, họ không được phục vụ tốt hoặc sau khi mua sản phẩm, khách hàng gặp phải vấn đề với sản phẩm, nếu họ không thể tìm kiếm ai để phản ánh thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ sử dụng sản phẩm đó nữa. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp của bạn cần có dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những khách hàng sẽ liên lạc với nhân việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bạn để phản ánh về những vấn đề của họ. Nhân viên sẽ ghi nhận lại những ý kiến của khách hàng và từ đó rút kinh nghiệm cho công ty của bạn. Xem thêm: Tâm lý học ứng dụng như thế nào trong Marketing 2. Các kỹ năng cần thiết để tạo nên một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp Nắm bắt tâm lý khách hàngBức chân dung phía sau cái tên “Chăm sóc khách hàng”
Đây ắt hẳn là yêu cầu tất yếu vì khi bạn muốn chăm sóc tốt người khác thì bạn phải thực sự hiểu được họ đang suy nghĩ gì. Khi nắm bắt được tâm lý của khách hàng bạn có thể dự đoán được những hành động của họ và từ đó bạn biết mình phải làm gì để thuyết phục họ. Lắng nghe và phản hồi Mỗi ngày nhân viên sẽ phải nhận được trăm cuộc gọi từ khách hàng và điều họ cần làm là phải thực sự thận trọng trong việc lắng nghe khách hàng. Bạn cần phải nghe kĩ những gì khách hàng nói để ban có thể đưa ra những phản hồi chuẩn xác nhất cho họ. Bạn cần biết rõ được họ đang vướng mắc ở đâu, họ đang muốn gì, họ hài lòng hay không hài lòng điều gì… Từ những câu hỏi đó bạn sẽ đưa ra những câu trả lời cho họ. Cách bạn phản hồi lại họ cũng rất quan trọng. Bạn cần linh hoạt và nhạy bén khi phản hồi khách hàng của mình. Nếu bạn chưa thể đưa ra cho họ giải pháp trực tiếp ngay lập tức, bạn có thể trả lời cho họ qua tin nhắn hoặc email sau khi bạn đã tham khảo qua ý kiến của cấp trên. Xem thêm: Bài học về thương mại điển tử từ thị trường bán lẻ năng động nhất thế giới Sự kiên nhẫnBức chân dung phía sau cái tên “Chăm sóc khách hàng”
Với vị trí là một nhân viên bán hàng, bạn không được quyền nổi cáu với khách hàng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bạn cần rèn luyện cho mình sự kiên nhẫn, luôn phải trả lời một cách nhiệt tình và thân thiện với khách hàng của mình. Trách nhiệm cao Sau khi bán hàng sản phẩm, bạn cần phải giám sát suốt quá trình sử dụng của khách hàng. Giám sát ở đây được hiểu là bạn sẽ luôn phải chịu trách nhiệm với sản phẩm, với khách hàng. Bạn không thể chỉ bán sản phẩm rồi bỏ mặc khách hàng, hoặc bạn không chịu xử lý các vấn đề của khách hàng. Nếu đã nhận chăm sóc khách hàng thì bạn phải có trách nhiệm cao với công việc của mình. Thường xuyên tương tác với khách hàng Sau khi bán sản phẩm, bạn cần liên hệ với khách hàng qua email, tin nhắn, gọi điện,… để hỏi ý kiến của khách hàng về sản phẩm đó. Bạn cần chắc chắn về việc khách hàng hài lòng về sản phẩm của bạn hay không, nhưng cũng không có nghĩa là bạn sẽ biến việc đó thành sự phiền phức cho khách hàng. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chăm sóc khách hang. Và nếu bạn đang có mong muốn trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng trong tương lai, bạn cũng nên trang bị cho mình nhiều kỹ năng hơn để có một tâm lý nhanh nhạy trong việc giải quyết các vấn đề xảy ra với mình.]]>