Hiện nay, hành động tạo một Fanpage để tương tác với nhiều người dùng mạng xã hội hơn trong việc bán hàng, tiếp thị dịch vụ, sản phẩm không còn quá xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Chỉ cần thực hiện vài hành động là bạn đã có thể sở hữu một fanpage hoàn chỉnh cho mình, và bắt đầu việc đăng bài mà thôi. Tuy nhiên, trong tình trạng Fanpage mọc lên như nấm, chất lượng nội dung cũng từ đó mà giảm sút, và thực tế rằng Facebook ngày càng tăng độ khó cho “người chơi Facebook” khi những chỉ số như like trang, like post không còn quan trọng nữa, mà thay vào đó là số lượt tương tác, quan tâm của chính người dùng. Vậy nếu bạn đang nghĩ đến việc mua số like trang, like bài viết để “gầy dựng” fanpage nhanh chóng, thì hãy dừng ngay lập tức, vì rất có thể một ngày nào đó fanpage của bạn sẽ “biến mất không dấu vết”. Hãy bắt đầu xây dựng một Fanpage bán hàng trên Facebook đúng nghĩa sau khi đọc bài viết này nhé!
1. Các yếu tố của một Fanpage bán hàng hấp dẫn
Trước tiên, bạn phải hiểu được một Fanpage bán hàng trên Facebook hấp dẫn người xem cần có những yếu tố then chốt sau đây:
- Gây chú ý cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên
- Tạo sự thích thú, khiến khách hàng cảm thấy tò mò
- Làm khách hàng tìm kiếm thêm thông tin
- Khiến khách hàng chia sẻ nội dung đến bạn bè
Một khi bạn đã xác định được các “điểm chạm” (touchpoints) với khách hàng trên kênh của mình, chắc chắn bạn sẽ phải đầu tư chất lượng hình ảnh thật nổi bật và thể hiện rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến. Tiếp theo đó, bạn cần lên kế hoạch và phân bổ bài viết trên page theo tỷ lệ hợp lí với cấu trúc (đối với page thuần bán hàng):
- 40% bài viết bán hàng
- 40% bài viết chia sẻ thông tin, kiến thức
- 20% bài viết tạo hoạt động trên fanpage để duy trì lượng tương tác với khách hàng
Xem thêm: Chiến thuật xây dựng Profile bán hàng trên Facebook hiệu quả năm 2019
2. Cấu trúc của một bài viết bán hàng trên Facebook hấp dẫn
Viết bài bán hàng tưởng dễ, nhưng hoá ra lại khó để chuyển đổi một người dùng thành một khách hàng thật sự. Tất nhiên, điều tất yếu là chính bạn – chủ cửa hàng, doanh nghiệp phải hiểu được khách hàng của bạn cần gì, muốn gì để đưa ra những “lời lẽ” đủ thuyết phục và thu hút họ hành động mua hàng. Thông thường, bài viết bán hàng trên page được chia làm hai loại:
- Bài viết sản phẩm: nhằm mục đích bán hàng trực tiếp
- Bài viết promotion: về những sự kiện ưu đãi, giảm giá trực tiếp tại cửa hàng,…
Cụ thể hơn, các bài viết sẽ có cấu trúc cơ bản như sau:
BÀI VIẾT BÁN HÀNG (có 3 hướng phát triển): A. Thực trạng và giải pháp: Nêu các vấn đề của khách hàng, sau đó sử dụng sản phẩm của mình để giải quyết vấn đề.
a. Phần thực trạng:
- Phần thực trạng cần thu hút người xem
- Xoáy sâu vào vấn đề đang khúc mắc
- Đưa ra những vấn đề cấp thiết cần khắc phục
b. Phần giải pháp:
- Hãy cho họ thấy sản phẩm của bạn là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề trên
- Hãy bám sát vào phần thực trạng để mô tả sản phẩm
c. Phần kêu gọi mua hàng:
- Đưa ra lời kêu gọi (call-to-action) để khách hàng cảm thấy họ cần mua ngay
- Các dịch vụ giá trị gia tăng
d. Phần thông tin liên lạc:
- Chữ kí mặc định của các bài post
- Để số Hotline – số cửa hàng để có thể ấn gọi ngay
B. Vào thẳng vấn đề: Nội dung muốn cho khách hàng thấy vì sao nên chọn sản phẩm của bạn, thường dành cho các sản phẩm phổ thông, thông tin rõ ràng hoặc hướng đến những khách hàng trung thành. Ở phần này, bạn cần hiểu rõ về sản phẩm và thị trường. Trong bài viết, hãy liệt kê về lợi ích sản phẩm.
- Nội dung cốt lõi nêu bật lí do vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm của bạn mà không phải của các nhà cung cấp khác
- Trả lời được hai câu hỏi: “Why do they believe” và “What’s the difference?” – nói cách khác là điểm khác biệt của thương hiệu
C. Nêu tính thời vụ: Với các bài bán hàng trên Facebook này, hướng phát triển này phù hợp nhất là với các sản phẩm theo mùa. Bài viết loại này đa dạng hơn, có thể kết hợp cùng với hai loại trên.
BÀI VIẾT PROMOTION: phù hợp với khuyến mãi, giảm giá, ra mắt sự kiện mới, sản phẩm mới. Cấu trúc bài viết này bao gồm:
A. Lợi ích khách hàng nhận được: nghệ thuật giật tít, nêu lý do vì sao có sự kiện này
B. Lời kêu gọi tham gia: nhấn mạnh yếu tố khan hiếm, số lượng có hạn, để thêm sự khao khát và kích thích khách hàng
C. Thông tin liên lạc: đây là phần bắt buộc của mỗi bài viết, hãy tìm cách để khách hàng có thể liên hệ với bạn tiện lợi nhất.
Bí quyết: Nên sử dụng hình ảnh chất lượng để tạo traffic tốt hơn.
BÀI VIẾT CHIA SẺ KIẾN THỨC: Những bài viết này sẽ giúp bạn giao tiếp với khách hàng và hiểu hơn về họ đồng thời là cách tăng khách hàng tự nhiên, bớt phụ thuộc vào quảng cáo facebook. Để xác định những kiến thức nên chia sẻ trên fanpage cần xác định thông tin khách hàng của bạn muốn nghe, muốn tìm hiểu là gì.Bạn cần tìm hiểu về sở thích, hành vi và mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng. Từ đó rút ra 3 vấn đề trọng tâm và chia sẻ xem giữa các bài viết bán hàng. Xác định đúng vấn đề, tạo ra các bài viết chất lượng, các shop sẽ thu hút được nhiều người theo dõi hơn, từ đó hiệu quả bán hàng trên Facebook cũng sẽ rõ rệt hơn. Hình ảnh và video nên được sử dụng tối đa trong những bài viết loại này.
BÀI VIẾT TẠO HOẠT ĐỘNG CHO FANPAGE: Những bài viết này không trực tiếp mang đến kết quả cho việc bán hàng trên Facebook, tuy nhiên, nó là một trong những yếu tố cần thiết để giúp khuấy động, tạo điểm nhấn thương hiệu, thu hút thêm khách hàng. Một số hoạt động hay được tổ chức như: câu hỏi kiến thức ngắn về sản phẩm; đố vui, đố mẹo; give away, tặng sản phẩm miễn phí. Một số lưu ý trong loại bài viết:
A. Nội quy cần rõ ràng ngay từ đầu, tránh gây tranh cãi. B. Các hoạt động nên yêu cầu người chơi tương tác like, bình luận, chia sẻ, tag bạn bè vào. C. Thường xuyên theo dõi, like và phản hồi những câu trả lời, tương tác của fan trên bài viết. D. Việc trao giải nên diễn ra trung thực, khách quan và có dẫn chứng cụ thể Ngoài ra, còn có một chiến thuật nữa để tăng tương tác và lượt tiếp cận chất lượng cho page của mình, đó là xây dựng mô hình Page vệ tinh để hỗ trợ việc bán hàng trên Facebook. Tham khảo về thủ thuật này tại bài viết sau đây ngay nhé!
Xem thêm: Tự chạy quảng cáo Facebook hiệu quả với mô hình Page vệ tinh Xây dựng Fanpage bán hàng trên Facebook không đơn giản là chiêu, mà là “nghệ thuật” của người bán hàng khi xây dựng niềm tin của người dùng bằng nội dung. Những gợi ý trên đây cũng chỉ là nền tảng sơ khai để giúp bạn trong giai đoạn ban đầu, còn kết quả như thế nào còn tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo và định hướng page của từng người. Để một Fanpage có thể hoạt động hiệu quả lâu dài và mang đến trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời cho người dùng, đó là cần một sự kiên trì theo thời gian để thử nghiệm và rút ra được kinh nghiệm, bài học cho từng trường hợp nhất định.