Marketing Mix hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp. Đây là tập hợp các công cụ tiếp thị hữu ích được các Marketers sử dụng một cách phổ biến nhất hiện nay. Công cụ này sẽ giúp tiếp thị quảng cáo đến đúng phân khúc khách hàng mục tiêu. Trong bài viết này, GURU sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Marketing Mix. Bên cạnh đó là khái quát từng yếu tố 4P truyền thống và 7P hiện đại trong chiến lược Marketing Mix.
Marketing Mix là gì?
Thuật ngữ Marketing Mix (Marketing Hỗn Hợp) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 bởi chủ tịch hiệp hội Marketing Hoa Kỳ – Neil Borden. Vào năm 1960, một nhà tiếp thị nổi tiếng – E. Jerome McCarthy, đã đề nghị phân loại khái niệm theo từng yếu tố 4P mà hiện nay đã được áp dụng rất rộng rãi. Khái niệm 4P này đã được sử dụng giải thích trong hầu hết các sách nói về marketing.
Chiến lược Marketing Mix ban đầu được phân loại theo mô hình 4P. Bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối), Promotion (Xúc tiến) được sử dụng khi Marketing cho hàng hoá. Theo thời gian, mô hình này dần phát triển và được biến đổi thành 7P để phù hợp hơn với nhiều sự cải tiến. 7P sẽ từ mô hình cũ bổ sung thêm 3P khác là Process (quy trình), People (con người) và Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Mô hình này có thể áp dụng được với Marketing cho dịch vụ vô hình bên cạnh hữu hình.
Xem thêm:
Mô hình chiến lược Marketing Mix 4P truyền thống
Dưới đây là 4 yếu tố theo mô hình 4P trong chiến lược Marketing Mix:
Product (Sản phẩm)
Yếu tố Product (sản phẩm) xuất hiện đầu tiên trong mô hình chuỗi 4P. Ví dụ cho các sản phẩm hữu hình: xe có động cơ, điện thoại di động, hay máy sản xuất,… Ví dụ cho các sản phẩm vô hình (dịch vụ): dịch vụ ngành nhà hàng, khách sạn, spa, dịch vụ du lịch, dịch vụ vay lãi suất của ngân hàng,…
Price (Giá cả)
Trong chiến lược Marketing Mix, price (giá cả) là yếu tố không kém phần quan trọng. Yếu tố này đại diện cho chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để sử dụng hoặc sở hữu sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm: thị phần, chi phí nguyên liệu, chức năng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng. Định giá trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay là một việc vô cùng thách thức cho các nhà Marketers.
Nếu sản phẩm được định giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực nâng cao số lượng sản phẩm bán ra mới có thể thu được lợi nhuận. Hoặc ngược lại, nếu định giá sản phẩm quá cao, khách hàng sẽ dễ dàng chuyển đổi hành vi sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Những yếu tố quan trọng trong chiến lược giá gồm có điểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu phần trăm, thời kỳ thanh toán,…
Place (Phân phối)
Place (phân phối) là nơi mà một sản phẩm có thể được trưng bày, giới thiệu, trao đổi, mua bán. Kênh phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các trang thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng. Yếu tố này sẽ giúp thương hiệu đưa sản phẩm trọn vẹn đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không đầu tư vào mảng này, khả năng lớn là công sức quảng cáo hay sản xuất sản phẩm có thể bị lãng phí. Bởi vì không đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường và cung cấp cho khách hàng.
Promotion (Xúc tiến thương mại)
Promotions (xúc tiến thương mại) là tập hợp các hoạt động hỗ trợ bán hàng, giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Khi đã tạo được ấn tượng tốt về sản phẩm và dịch vụ, khách hàng sẽ dễ tính hơn trong việc thực hiện giao dịch mua bán. Điều này sẽ góp phần tăng tỉ lệ chuyển đổi đối với khách hàng tiềm năng. Các hoạt động ở thành tố này bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chúng, catalog và bán lẻ. Cụ thể hơn là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh, quảng cáo trên báo chí…
Cùng với lượng ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện tài trợ cho các kênh phát thanh, chương trình truyền hình được đông đảo người theo dõi, tổ chức các chương trình tri ân dành cho khách hàng thân thiết,… giúp gia tăng độ nhận biết thương hiệu với khách hàng đại chúng.
Xem thêm:
- 4 Tips để nâng cấp chiến lược Marketing 2022 mà bạn nên quan tâm
- Tại sao các doanh nghiệp B2B và B2C tập trung vào Content Marketing
3 yếu tố bổ sung vào hệ thống chiến lược Marketing Mix cổ điển?
Khi đối tượng sản phẩm Marketing không chỉ dừng lại ở những hàng hóa hữu hình, hệ thống chiến lược Marketing Mix truyền thống dường như không còn khớp hoàn toàn với những đặc điểm của mô hình sản phẩm dịch vụ vô hình. Vì vậy, mô hình chiến lược Marketing Mix cổ điển với 4P ban đầu đã được cải tiến cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Mô hình chiến lược Marketing Mix 7P được sửa đổi bổ sung dựa vào mô hình 4P cổ điển vừa được đề cập, mô hình này thêm vào 3P là: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý).
Mô hình 7P trong chiến lược Marketing Mix
- Process (Quy trình): quy trình và hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp có tác động đến quá trình Marketing của toàn công ty.
- People (Con người): Nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi làm việc với khách hàng đại chúng.
- Physical evidence (Bằng chứng vật lý): các yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng như: không gian cửa hàng, bảng hiệu quảng cáo của cửa hàng, trang phục làm việc của nhân viên,…
Trong một chiến lược Marketing Mix, các Marketers vẫn thường xuyên sử dụng mô hình 4P hơn. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của từng ngành hàng mà mô hình chiến lược Marketing Mix có thể chuyển đổi sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ, với ngành hàng FMCG, chiến lược Marketing Mix cần được bổ sung thêm Package (bao bì sản phẩm), trong khi ngành dịch vụ chủ yếu tập trung vào yếu tố People (con người), cải thiện và nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên, góp phần đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Do đó, người làm Marketing cần hiểu rõ bản chất của chiến lược Marketing Mix, nắm được các khái niệm cũng như mục tiêu cụ thể của từng mô hình để áp dụng hiệu quả và tối ưu nhất.
Học Viện GURU
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn