Tất cả các nhà tiếp thị cho rằng Facebook là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của mình. Trong đó, quảng cáo Facebook chiếm đến 93% chiến dịch quảng cáo trên di động (Mobile Marketing). Điều này có hai ý nghĩa đối với những người chạy quảng cáo: Thứ nhất là Facebook vẫn là một thị trường tiềm năng và thứ hai là chính vì sự khả quan đó đòi hỏi chúng ta phải luôn sáng tạo để nổi bật trong sự cạnh tranh gay gắt, cũng như giành lấy vị trí trong thị trường này.
Quảng cáo Facebook chiếm đến 93% chiến dịch quảng cáo trên di động (Mobile Marketing)
Tuy nhiên, có phải bán hàng trên Facebook thì nhất nhất phải chạy quảng cáo mới mang lại hiệu quả cao? Đây là một suy nghĩ sai lầm của hầu hết các chủ shop bán hàng online trên Facebook. Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn của quảng cáo Facebook trong việc tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng và tăng nguồn thu cho cửa hàng nhanh chóng, nhưng việc quá lạm dụng công cụ này trong một thời gian dài có thể khiến cửa hàng, doanh nghiệp chúng ta rơi vào tình trạng THẤT THOÁT mà ta không hề hay biết, lúc đấy thì quá muộn màng để bắt đầu xây dựng một hướng đi mới. Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao chúng ta không xây dựng một mô hình bán hàng trên Facebook bền vững ngay từ ban đầu để làm “hậu phương” vững chắc cho giai đoạn sau? Trước tiên, chúng ta cần hiểu được yếu tố nào quyết định sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Theo cơ chế chung, cứ số lượng mục đích chúng ta đặt ra (bao gồm lượng tương tác, tiếp cận, số click vào website,…) càng tăng thì chi phí cho một mục đích đạt được càng giảm (hay còn được gọi là giá thầu). Vậy nên, có thể hiểu một cách đơn giản hơn, hoạt động trên facebook tốt hay bài viết sáng tạo, thu hút, thì chúng ta có thể dễ dàng đạt được mục đích mà mình mong muốn.1. Tại sao phải xây dựng Profile bán hàng trên Facebook?
Làm sao để ứng dụng việc xây dựng Profile cá nhân vào việc bán hàng?
Profile là một trang cá nhân trên mạng xã hội Facebook. Nếu biết khai thác hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể xây dựng được thương hiệu cá nhân, từ đó thúc đẩy bán hàng cực kỳ tốt. Tất nhiên, nếu bạn biết kết hợp song song cùng với quảng cáo và một số kênh nhỏ khác, chi phí đầu tư cho các công cụ này cũng sẽ giảm đi đáng kể. Guru có hai lí do chính lý do để thuyết phục bạn ngay bây giờ đây:- Cách đi thứ nhất là sử dụng một hay nhiều tài khoản profile cá nhân để bán hàng, giống như một mô hình cộng tác viên bán hàng, việc này có thể tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn, đồng thời tạo “hiệu ứng đám đông” để minh chứng cho khách hàng thấy về độ uy tín của sản phẩm mà bạn cung cấp. Thứ hai, xây dựng một profile cá nhân thật chất lượng để bán hàng. Với hướng đi này, cơ chế tương tự với việc sử dụng người nổi tiếng (Influencer Marketing) để quảng bá sản phẩm của bạn. Tức chiếc profile này phải thật sự chất lượng, được đầu tư hình ảnh và nội dung, quan trọng hơn hết và phải có sức hấp dẫn từ chủ trang để có thể “quyến rũ” khách hàng và khiến họ phải tương tác với mình. Bởi vì xu hướng mua hàng trực tuyến của “người quen” phát triển mạnh thay vì mua hàng qua quảng cáo.
- Nếu bán hàng trên Profile tốt, với một trong hai cách trên, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm kha khá khoản chi phí dành cho quảng cáo, mà cái hay là vẫn có được lượng khách hàng đúng nhu cầu vì họ chủ động tương tác trên trang của bạn. Do đó, tư vấn và chăm sóc thêm lượng đối tượng đó sẽ giúp cho bạn tăng tỷ lệ đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2. Tình huống thực tế – Case study: Shop bán đồ thể thao cao cấp
“Tai nghe không bằng trăm thấy”. Lý thuyết nói suông cũng không bằng một ví dụ thực tế điển hình. Từ một học viên của Học Viện Guru là anh Trần Quốc Bảo – Khoá GS25, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng profile bán hàng trên Facebook cho cửa hàng bán đồ thể thao cao cấp. a. Những việc cần chuẩn bị trong thời gian ban đầu:- Phát triển Profile để bán sản phẩm đồ tập thể thao cao cấp.
- Xây dựng FB Profile chất, uy tín bằng: Các hình ảnh đẹp, chất lượng, mang tính định vị và định hướng thương hiệu cá nhân. Các câu chuyện được chia sẻ thường xuyên (tần suất 1-2 bài viết/ ngày) về các chủ đề liên quan đến sản phẩm/ khách hàng/ trải nghiệm của khách hàng, trải nghiệm của bản thân.
- Chủ động tham gia Group kín liên quan đến môn thể thao đó: Viết bài, đăng hình ảnh, video, tạo giá trị cho cộng đồng trong group đó, tìm hiểu nhu cầu và thói quen của khách hàng…
- Chủ động kết bạn với các khách hàng tiềm năng thực sự: kết bạn, trò chuyện, tương tác, chia sẻ “điều quan tâm chung” với khách hàng – liên quan đến môn thể thao đó.
- Tạo sức hấp dẫn cho người khác kết bạn hoặc theo dõi tài khoản Facebook Profile của mình. Từ chối kết bạn với các nick ảo, nick không chất lượng, không phù hợp với các tiêu chí đề ra cho việc bán hàng.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân.
3. Các bước xây dựng bán hàng trên Facebook bằng Profile cá nhân là gì?
- Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu là ai để kết bạn
- Bước 2: Xây dựng thương hiệu cá nhân
- Bước 3: Đầu tư thời gian, công sức, tiền bác để chia sẻ nội dung
- Bước 4: Tăng tương tác với mọi người
- Bước 5: Xây dựng uy tín cá nhân trên mạng