Thiết kế website mà không cần biết viết code? Liệu bạn có nghe nhầm. Nhưng sự thật là bạn hoàn toàn có thể tạo ra một website mà không cần 1 dòng code nào. Guru sẽ giúp bạn.
Hầu hết tất cả mọi chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh Online hiện nay đang “vò đầu bứt tóc” tìm bên cung cấp dịch vụ tạo website. Để họ có thể “an cư lập nghiệp” cho giai đoạn phát triển cửa hàng, hay doanh nghiệp của mình. Đó là vì đa số mọi người đều có suy nghĩ: Muốn tạo và thiết kế Website phải cần biết hai kỹ năng chuyên môn. Đó là biết viết code (hay còn gọi là lập trình website) và thiết kế.
Tuy nhiên, trên thực tế, bạn có thể quan sát được tất cả các ứng dụng, công cụ chuyên dụng đều được phát triển theo nhu cầu của người dùng. Tức là hiện đại hơn nhưng phải tiện ích hơn. Tạo một website cơ bản cũng dần thích ứng với đối tượng có kiến thức nền tảng về website là con số 0. Họ chỉ cần mất chỉ 1/10 thời gian để có thể học hỏi và sở hữu ngay một website so với cách truyền thống ban đầu. Tiếtức họ có thể tạo website mà không cần biết code hay kĩ thuật lập trình. Trong bài viết dưới đây, Học viện Guru sẽ hướng dẫn cách cách thiết kế website cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu mà không cần biết code. Cùng theo dõi nhé!
Xem thêm:
- Google: Thời gian downtime sẽ không ảnh hưởng đến xếp hạng Website
- 6 yếu tố góp phần xây dựng website SEO tốt
1. Làm quen với 3 khái niệm về Website cơ bản nhất:
Tất nhiên, đừng vội chủ quan là chúng ta sẽ không cần biết gì về cấu trúc, yếu tố hình thành nên website. Điều quan trọng là bạn vẫn phải nắm được cấu trúc của website. Hiểu được các yếu tố cấu thành nên một Website sẽ là nền tảng vững chắc. Nó sẽ giúp bạn hình thành tư duy xây dựng một website đẹp và hiệu quả sau này. Hãy hình dung, việc tạo và thiết kế website cũng như quá trình xây dựng ngôi nhà của bạn. Bắt đầu tìm hiểu thôi nào!
1.1 Hosting:
Phần mềm thiết kế mà không cần biết code, lập trình là phần mềm cung cấp cho bạn các công cụ có sẵn để có thể làm được một website chuyên nghiệp đầy đủ mọi tính năng trong thời gian ngắn nhất định. Có rất nhiều phần mềm hiện nay, tất cả sẽ được giới thiệu ở phần sau cụ thể và chi tiết hơn. Cùng với đó là đi sâu vào phân tích những lợi điểm và điểm yếu. Để bạn có thể đưa ra cho bạn cái nhìn tổng quan nhất cho từng phần mềm. Từ đó chọn lựa theo sát với nhu cầu của mình.
Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là phần mềm WordPress. Đây là phần mềm được tin tưởng bởi hầu hết các doanh nghiệp và người dùng trên toàn thế giới. Nói một cách đơn giản, bước đầu tiên là bước bạn “đặt móng” cho ngôi nhà đầu tiên của bạn. Điều này tức là máy chủ nơi đặt website của bạn ở đó.
Nói tới hosting là nói tới máy chủ, để website bạn chạy nhanh và ổn định thì chọn hosting là một việc quan trọng. Cũng giống như việc để có căn nhà đẹp và ổn định trong nhiều năm sau, thì miếng đất bạn chọn đặt phải “lành”. Người ta thường hay ví von “đất lành chim đậu”. Cũng vì vậy, nếu sau này hosting của bạn có vấn đề, lập tức trang web sẽ mất đi một lượng khách lớn trong một thời gian, cho đến khi bạn kiếm được một “mảnh đất khác” và xây lại một căn nhà khác. Sau đây là những điều bạn cần phải quan tâm về hosting của mình:
1.1.2 Loại hosting:
Cơ bản gồm có 3 loại hosting. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu mình nghĩ bạn nên chọn loại Shared Hosting. Tức là người ta đã cài đặt cho bạn tất cả những điều bạn cần cho Website. Do đó công việc bạn sẽ dễ dàng hơn. Shared Hosting được hiểu là một dịch vụ của web hosting. Đây là nơi mà có rất nhiều website nằm trong một web server được kết nối với Internet. Bạn có thể hình dung rằng một nhà cung cấp hosting sẽ có một máy chủ đặt trong trung tâm dữ liệu. Nhà cung cấp lúc này sẽ chia nhỏ các tài nguyên có trong máy chủ để phục vụ người dùng. Nếu website của các bạn không quá nặng. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các bạn vì giá thành của nó khá rẻ so với các dịch vụ khác.
1.1.3 Hệ điều hành:
Tùy vào mã nguồn phần mềm web của bạn mà bạn chọn hệ điều hành cho đúng. Hiện tại gồm có 2 hệ điều hành nổi bật là Window và Linux. Thường người ta chọn Linux nhiều hơn vì giá thành rẻ hơn, chạy được nhiều mã nguồn mở miễn phí hơn. Khi làm website bằng wordpress Guru khuyên bạn nên mua host Linux nhé!
1.1.4 Dung lượng:
Tức là dung lượng tối đa mà bạn được upload file lên, 500MB, 1Gb… cho một website của mình. Bạn xem mình có bao nhiêu sản phẩm, một hình sản phẩm bao nhiêu dung lượng rồi bạn nhân lên sẽ biết được mình cần bao nhiêu dung lượng. Hiện tại có nhiều gói hosting không hạn chế dung lượng nên đây cũng không là vấn đề quan trọng lắm.
1.1.5 Băng thông:
Cứ mỗi khi có người xem website bạn thì website bạn sẽ tốn băng thông. Ở đây băng thông là tổng dung lượng tối đa được phép tải xuống cho website của bạn. Nếu hết bằng thông này thì website bạn không được hiện ra nữa mà sẽ ra lỗi 509 Bandwidth Limit Exceeded. Lỗi này xãy ra nghĩa là website của bạn đã hết băng thông cho phép, bạn cần phải mua thêm.
1.1.6 Bảo mật:
Yếu tố này cũng cực kì quan trọng, vì hosting có lỗi bảo mật sẽ làm website bạn bị hư, mất hoặc bị lấy cắp dữ liệu hay bị DDoS. DDoS là một nỗ lực làm cho những người dùng không thể sử dụng tài nguyên của một máy tính – theo Wikipedia tiếng Việt. Yếu tố này sẽ làm website chạy rất chậm. Nên khi chọn hosting nên mua hosting có uy tín chất lượng.
2. Mã nguồn phần mềm (Source code):
Đây là phần code mà bạn đang “đau đầu” vì các kí tự dài dòng và phức tạp. Tức để một website có thể vận hành – hay nói cách khác, để có được một ngôi nhà hoàn thiện. Chúng ta cần phải có các nguyên liệu gạch, bê tông, sắt, thép… Bên cạnh đó là nắm được quy trình đặt gạch, lót xi măng. Như đã nói, bạn sẽ không cần nắm những điều này vì phần mềm tự thiết kế website đã hỗ trợ hoàn toàn cho chúng ta vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm phần lớn thời gian về sau. Do đó, phần này cũng không quan trọng nhiều lắm.
3. Tên miền (Domain):
Để tới với cửa hàng online hay ngôi nhà số của bạn chúng ta cần có một địa chỉ. Thì tên miền ở đây là địa chỉ truy cập tới ngôi nhà số của bạn.
- Tên miền gồm phần tên và đuôi tên miền. Ví dụ: guru.edu.vn thì guru là phần tên, còn .edu.vn là phần đuôi.
- Đuôi tên miền gồm có .com, .net, .org, .vn … để phân loại nội dung, nguồn gốc và mục đích của website
- Ví dụ đuôi .com thường dùng cho doanh nghiệp, công ty vì .com là viết tắt của tự Company, bạn làm website giáo dục thì dùng đuôi .edu, website chính phủ có đuôi .gov hay website của việt nam thì có đuôi .vn
2. Landing Page và Website khác gì nhau?
Tiếp theo, để thiết kế website không cần biết code, lập trình. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm hai khái niệm cơ bản là Landing page và Website. Nói theo cách hiểu thông thường, Landing Page là một trang có giao diện, nội dung và tên miền gần giống như một trang web bình thường. Tuy nhiên nó đơn giản hơn và chỉ tập trung vào một nội dung nhất định. VD: Chương trình khai trương cửa hàng của nhãn hàng X, giới thiệu sản phẩm mới của nhãn hàng Y, Sư kiện Z danh cho các doanh nhân trẻ… Hay thậm chí cũng có một số giao diện Landing Page chỉ gói gọn nội dung trong 1 trang duy nhất. Ví dụ về một trang Landing Page cơ bản \
Vì vậy theo thuật ngữ chuyên ngành, Landing Page còn có một tên gọi khác nữa đó là trang đích (trang mục tiêu). Mục tiêu chính của nó là thu hút lượt xem, lượt click. Hay nó còn kích thích hành vi mua hàng của người dùng thông qua các tác vụ kêu gọi xuất hiện trong Landing Page như điền form, click mua hàng, đăng kí nhận thông tin… Trong khi đó, Website là một nhóm các trang (page) mô tả về câu chuyện của bạn, công ty, hoạt động kinh doanh hay bất kỳ chủ đề thú vị nào.
Đối với website trong lĩnh vực bất động sản cần có những trang thông tin thiết yếu như:
- Trang chủ
- Thông tin người bán
- Liên hệ cho người mua
- Tìm kiếm
- Giới thiệu
- Blog
Đối với marketing bất động sản, website đóng vai trò quan trọng hơn 1 Landing Page, đặc biệt là trang chủ (Homepage). Mục đích của trang chủ là giúp người dùng định hướng được thông tin và khám phá nội dung của bạn. Cho dù đó là người mua hay người bán thì điều cần thể hiện ở trang chủ là bạn có thể làm gì, bạn làm điều đó cho ai và yếu tố nào tạo nên sự khác biệt đó.
Landing Page là một trang đơn lẻ (single page) được thiết kế để cung cấp thông tin về một chủ đề cụ thể. Nó phải được tương tác với website của bạn nhưng cũng có thể là một trang độc lập (standalone page). Trang đích phải là trang có tính định hướng nội dung cao. Đương nhiên không có trang thứ 2 cùng viết về nội dung đó trên website của bạn.
3. Vậy thiết kế website không cần biết code, lập trình thì có cần biết thiết kế không?
Câu trả lời là không thì cũng không hoàn toàn đúng. Nếu bạn đang dự định làm một trang website thương mại để bán hàng. Yếu tố tiên quyết để thúc đẩy khách hàng tìm hiểu và mua hàng đó chính là hình ảnh, giao diện của một website. Đó là chưa kể các tính năng hỗ trợ mua hàng khác. Do đó, nắm được những kiến thức về cách phối màu, các nguồn để lấy một hình ảnh đẹp dù khi thiết kế website không cần biết code cũng là lợi thế. Nó sẽ ảnh hưởng khi bạn phát triển website lên một tầm cao mới. Hoặc chí ít là thu hút được một lượng khách nhất định trong thời gian ban đầu.
Sắp tới đây, Học viện Guru sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết nhất về cách làm hình ảnh để làm website nói riêng và chạy quảng cáo nói chung, bạn nhớ theo dõi nhé! Guru sẽ kết thúc phần 1 ngay tại đây để bạn cùng ôn lại các kiến thức cơ bản nhất về Website trước khi bước vào phần 2, cách thiết lập bài bản và nhanh chóng nhé.
Phần sau sẽ “dễ thở” hơn nhiều so với phần đầu lí thuyết suông này vì chỉ cần “ghi nhớ và bắt chước” là bạn có thể xây dựng website một cách thành thạo rồi đấy. Guru cũng có những khoá học ngắn hạn hướng dẫn sâu hơn và thực hành thao tác về cách tạo website không cần code hay lập trình, cũng như các ưu đãi theo đó để tạo cơ hội cho bạn được tìm hiểu chi tiết hơn về ngành quảng cáo trên kênh tiếp thị (Online Marketing) hiện nay.
Học Viện GURU
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn