Mặc dù thời gian ra đời và phát triển chưa lâu nhưng logistics được xem như giải pháp tối ưu cho nhu cầu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Đây là 1 trong 12 nhóm ngành được cộng đồng kinh tế khu vực Đông Nam Á quan tâm và đầu tư phát triển. Ngoài ra, đây còn được xem là dịch vụ kinh doanh khá hấp dẫn, nhận được sự quan tâm của nhiều công ty lớn trong và ngoài nước. Cũng bởi vì đây là nhóm ngành được xem là hót nhất hiện nay, chắc hẳn nhiều bạn trẻ đã được nghe qua và quyết định chọn ngành này theo học. Liệu các bạn đã nắm được chi tiết ngành logistics là gì? học logistic là học gì? và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành logistic như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên.
Ngành logistics là gì?
Logistics là hoạt động nhằm hướng đến mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là thỏa mãn được yêu cầu khách hàng hoặc mục tiêu của doanh nghiệp thông qua việc quản lý dòng chảy của tiền; vật chất; và các thông tin đầu vào đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các tài nguyên như nguyên vật liệu thô; thức ăn; động vật; thiết bị hay chất lỏng… đều được quản lý trong logistics. Ngoài ra logistics còn quản lý những thứ vô hình như thời gian, thông tin và kể cả tiền.
Theo một khía cạnh đơn giản hơn, ngành logistics là dịch vụ vận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ nơi sản xuất cung cấp đến tay người tiêu dùng một các tối ưu nhất. Những đơn vị công ty trong ngành logistics sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch và kiểm soát chặt chẽ luồng dịch chuyển của hàng hóa hay thông tin nhằm đảm bảo được các yếu tố: Số lượng; chất lương; thời gian; cuối cùng là giá cả; dịch vụ.Ngoài ra ngành logistic còn bao gồm các hoạt động như kho bãi, lưu trữ, đóng gói, bao bi, giải quyết hành hư hỏng….
Xem thêm: E-commerce là gì? Xu hướng phát triển E-commerce trong tương lai
Học ngành logistic là học những gì?
Hiện này có khá nhiều trường đào tạo chuyên ngành logistic, nhưng lưu ý với các bạn hay chọn các trường dạy ngành logistics theo hướng chuyên môn hóa; chuyên sâu về chuỗi cung ứng. Ở đây các sinh viên sẽ được học chuyên sâu về cách vận hành đầy đủ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng phương thức: đường bộ; đường sắt; đường thủy.
Bên cạnh đó, các kiến thức về marketing quốc tế; quản trị chiến lược;xây dựng và quản lý chuỗi các hệ thống, sắp xếp bố trí kho bãi và các điểm nối kho bãi; các phương thức vận hành một cách tối ưu nhất.
Ngành logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành logistics
Đào tạo chuyên sâu về logistics
Về chuyên ngành sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về logistics; quản trị logistics; quản trị chuỗi cung ứng; quản trị nhân sự; quản trị hệ thống phân phối; khai thác vận tải đa phương thức; giao nhận vận tải; luật vận tải; nghiệp vụ tài chính kế toán.
Kỹ năng chuyên môn
Ngoài ra, sinh viên còn được học về các kỹ năng chuyên môn như lập kế hoạch; tổ chức; điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Tham gia thực hành nghiệp vụ; phân tích nhu cầu khách hàng; quy hoạch trung tâm phân phối; quản trị quy trình phân phối.Bên cạnh đó, có thể lập kế hoạch và tổ chức các công tác liên quan như kho bãi, đóng gói, giao nhận, vận tải và cung ứng, được thực hành nghiệp vụ kế toán; phân tích hiệu quả , tham mưu kế hoạch chiến lược.
Nếu trong quá trình theo học sinh viên liên tục cập nhật;trau dồi kiến thức và tìm cơ hội thực hành, đảm bảo với các kiến thức và kỹ năng trên các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này.
Vậy cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành logistics như thế nào?.
Cơ hội nghề nghiệp ngành logistics
Vị trí làm việc ngành logistics
Sau khi trải qua quá trình đào tạo; trang bị đầy đủ các kiến thức về ngành logistics. Các bạn sẽ không cần lo lắng quá nhiều cho việc liệu có cơ hội nghề nghiệp trong thời buổi cạnh tranh như vậy. Sau khi ra trường các bạn có thể công tác tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics;vận tải đa phương thức; doanh nghiệp vận tải, giao nhận. Các bộ phận phù hợp với chuyên môn của các bạn gồm: khai thác; marketing; kế hoạch; kho vận, cung ứng vật tư,…
Theo thống kê nguồn nhân lực cho ngành logistics đang thiếu hụt trầm trọng; sơ bộ trong hơn 1500 doanh nghiệp trên cả nước; tính riêng TPHCm có hơn 900 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics.
Ngành logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành logistics
Cơ hội nghề nghiệp cho ba mảng chính của logistics
Ba mảng chính của logistics là kho bãi; vận chuyển và giao nhận bao gồm các hoạt động : Dịch vụ thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa; dịch vụ bốc xếp từ tàu; xe…; dịch vụ đại lý vận tải; dịch vụ vận tải đường biển; thủy; đường sắt; đường hàng không …; Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận; lưu kho quản lý thông tin; xử lý vấn đề phát sinh; các dịch vụ liên quan như bưu chính; kiểm tra; phân tích kỹ thuật; bán buôn bán lẻ. Qua các dịch vụ kể trên cũng đủ để được cơ hội lựa chọn công việc cho sinh viên ngành logistics sau này rất đa dạng.
Tóm lại; ngành logistics là một ngành khá mới mẻ rất nhiều cơ hội việc làm nhưng đầu thách thức. Mặc dù đang thiếu hụt nhân lực nhưng các doanh nghiệp vẫn luôn tìm kiếm cho mình các ứng viên trang bị đầy đủ về kỹ năng kiến thức; thái độ để thích ứng với môi trường ngành logistics một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về ngành logistics là gì và cung cấp các thông tin bổ ích để đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường mình chọn.