Để có sự phát triển về kinh tế mạnh mẽ như hiện nay không thể không kể đến sự bùng nổ của các doanh nghiệp SME, Vậy SME là gì? Và những thế mạnh sẵn có của loại hình kinh doanh này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc sau.
SME là gì? Những lợi thế của SME trong nền kinh tế ngày nay
SME là gì?
SME là viết tắt của Small and Medium Enterprise mang nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ. SME là công ty độc lập không phải là công ty con và nó hoàn toàn khác start-up. Hiện nay các doanh nghiệp SME được mở ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề việc làm cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Thế mạnh của SME là gì?
Đúng như cái tên của nó, đây là doanh nghiệp vừa và nhỏ cả về quy mô, nguồn nhân lực lẫn sự cạnh tranh, đem lại sự năng động và đổi mới trong kinh tế. Vì là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng vận hành linh hoạt hơn trước những thay đổi của thị trường, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh hàng hóa mới, hàng hóa nhỏ lẻ. Việc quản lý hàng hóa kinh doanh, thay đổi nhân sự đơn giản và dễ dàng. Mức chi phí phải bỏ ra trong quá trình xây dựng và phát triển không quá cao, khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả và nhanh chóng thu lợi nhuận.Tuy nhiên doanh thu tăng trưởng thường chưa được cao và chưa có sự ổn định. Nhưng nếu có sự đầu tư mạnh về nguồn vốn thì sự tăng trưởng sẽ cực kì nhanh chóng.
Sự đầu tư của nhà nước về nguồn vốn và các chính sách phát triển hỗ trợ cũng là một lợi thế không hề nhỏ dành cho các doanh nghiệp SME hiện nay. Nhưng bên cạnh đó SME cũng phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn cộng với lượng khách hàng đông đảo đã được xây dựng và hình thành từ lâu. Đồng thời cơ sở vật chất, hạ tầng của các doanh nghiệp SME thực sự được đầu tư so với các doanh nghiệp lớn nên không được khách hàng đánh giá cao.
SME là gì? Những lợi thế của SME trong nền kinh tế ngày nay
Những đóng góp của SME cho nền kinh tế hiện nay
Sự đóng góp đầu tiên dễ nhìn thấy nhất khi sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp SME là sự giải quyết việc làm và đem lại nguồn thu nhập cho người lao động. Theo một thống kê thì hiện nay SME đang chiếm tới hơn 96% trong tổng số các doanh nghiệp, tạo ra từ 50% đến 85% tổng số việc làm tại các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. SME cũng đóng góp từ 30% đến 53% tổng thu nhập GDP và sản xuất 19% – 31% trong tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vậy nếu đang nuôi nấng ý định là trở thành SME, bạn cần chuẩn bị gì cho doanh nghiệp của mình? Xem thêm: Brainstorming là gì? Những quy tắc để brainstorming hiệu quả
Những bước đầu tư căn bản cho doanh nghiệp SME là gì?
Tận dụng lợi thế về quy mô
Như đã phân tích ở trên, SME là loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Dẫn đến tính linh động và dễ dàng ứng biến với sự thay đổi của môi trường. Cũng như xã hội mà không mất quá nhiều thời gian và chi phí. Dễ dàng trong quá trình quản lý thay đổi nhân sự hay nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Và có sự cân nhắc để có những thay đổi phù hợp. SME chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa mới, hàng hóa nhỏ lẻ. Vì vậy nguồn vốn đầu tư không quá lớn và không cần quá tập trung vào cơ sở hạ tầng.
Tận dụng sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước
Khi quy mô không quá lớn, chỉ cần có chiến lược cụ thể và một đòn bẩy về nguồn vốn. Là đủ để SME có thể phát triển một cách nhanh chóng và mang về lợi nhuận tức thì. Sự quan tâm của nhà nước dành cho SME là rất lớn. Khi các mặt hàng này được nhận một mức ưu đãi khá tốt về thuế và đầu ra. Mặt khác các SME mang đến nguồn thu lớn cho các ngân hàng dẫn đến sự quan tâm nhiều hơn từ ngân hàng. Có thể là vốn vay hoặc lãi suất có nhiều ưu đãi hơn.
Chú ý nhiều hơn đến chiến lược và các chương trình Marketing
Điểm yếu của SME là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn. Trong khi quy mô nhỏ dẫn đến sự đánh giá thấp của khách hàng. Thì đây cũng là một vấn đề lớn cần được quan tâm. SME cần nắm bắt được số lượng. Cũng như tâm lý khách hàng để có thể biến họ trở thành khách hàng trung thành. Các chính sách Marketing cũng cần thực sự khôn khéo, không chỉ xác định đúng đối tượng khách hàng. Mà còn tiết kiệm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả. SME là gì? Những lợi thế của SME trong nền kinh tế ngày nay
Quản lý tốt nguồn lực doanh nghiệp
Hiện tại tại nhiều quốc gia, chính phủ của họ rất khuyến khích các chủ doanh nghiệp có nhiều hơn những chương trình đào tạo. Về quy cách quản lý doanh nghiệp cũng như phương thức để nhận được những sự hỗ trợ từ nhà nước. Hay các chương trình quản lý doanh nghiệp. Vì vậy chính mỗi nhà quản lý nên tận dụng có hội này để có thể tiếp thu thêm kiến thức. Cũng có sự hỗ trợ tốt nhất từ chính phủ.
Mỗi doanh nghiệp trước khi được đưa vào hoạt động đều cần thời gian dài. Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho các chiến lược của mình. Phải biết tận dụng những điểm mạnh và những sự hỗ trợ từ bên ngoài. Để biến chúng trở thành đòn bẩy đặc lực. Những yếu điểm cũng cần được phân tích chính xác và đưa ra những quyết định sáng suốt.