Bạn đã nghe về thuật ngữ workshop bao giờ chưa? Nếu nghe rồi, vậy bạn có hiểu thực chất workshop là gì không? Workshop mang lại lợi ích gì? Sản phẩm cuối cùng của workshop? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc trên.
1. WORKSHOP LÀ GÌ?
Có lẽ một số bạn vẫn chưa thật sự hiểu và quen thuộc về hình thức Workshop dù đã nghe về nó hoặc tham gia khá nhiều. Đây là một hình thức rất được ưa chuộng trong học tập nói riêng và trong các hoạt động xã hội nói chung ở nước ngoài. Vậy Workshop thực sự là gì?
Nghĩ đơn giản thì Workshop tức là “work” tại một “shop”. Nói cách khác, đây thực chất là một hình thức học tập ngoại khóa mang tính “mở” rất cao. Thay vì các bạn ngồi trong lớp, nghe giảng viên giảng bài rồi tiếp thu một cách thụ động. Tức là giảng viên sẽ đặt vấn đề sau đó giải quyết vấn đề và rút kinh nghiệm.
Đối với Workshop, bạn sẽ là người “work” liên tục, chủ động trong mọi tình huống, trong mọi khâu. Từ “Shop” có thể là một xưởng với đầy đủ dụng cụ cho các bạn làm việc. Hay đây cúng là một khu vực có đủ các điều kiện thuận lợi tương đương với xưởng. Tuy nhiên, người tổ chức cần kết hợp với các yếu tố khác như cảnh quan, âm thanh, giao tiếp,… Có thể hiểu một cách súc tích rằng: “Workshop is a shop where work and especially skilled work is carried on”.
2. WORKSHOP MANG LẠI LỢI ÍCH NHƯ THẾ NÀO?
Với các tính chất như trên thì hẳn là bạn đã hình dung được lợi ích mà Wokshop mang lại. Có ba lợi ích chính mà WS mang lại cho bạn:
- Thứ nhất, với tính chất cuộc thi được sáng tạo từ ban tổ chức, bạn có thể phải làm việc với những người mà có thể bạn chưa biết mặt, chưa bao giờ gặp và bạn chỉ có đúng 24h để làm quen, sau đó thống nhất ý tưởng với việc họ sẽ là đồng đội cùng làm việc với bạn trong ngày Workshop diễn ra. Điều này chỉ ra cuộc thi mang lại sự rèn luyện trong việc hòa nhập cộng đồng và teamwork rất cao.
- Thứ hai, với một điều kiện hạn chế (về thời gian, vật chất,…) trí óc bạn được buộc phải tạo ra sản phẩm gì đó mang tính hay ho và độc đáo, đây là điều không hề dễ. Nhưng với các Workshop trước cho thấy, rồi bạn cũng sẽ tạo ra cái gì đó hay ho (ít nhất là theo bạn nghĩ). Như vậy, nếu bạn thực sự làm việc nghiêm túc, bạn đã rèn cho não bộ bản thân khả năng làm việc dưới áp lực ngắn hạn.
- Thứ ba, với các bạn có tính tình hướng nội, đây là một hình thức giao lưu mới mẻ rất hay ho mà không buộc các bạn phải gồng mình nhiều. Bạn chỉ cần cho thấy bản thân có khả năng và hợp tác tốt với đồng đội thì đây cũng đã là một cách giao tiếp rất hiệu quả rồi. Còn với các bạn hướng ngoại, yêu thích các hoạt động thuyết trình thì đây lại càng là cơ hội tuyệt vời.
3. SẢN PHẨM CUỐI CÙNG SAU 1 WORKSHOP LÀ GÌ?
Dĩ nhiên đây sẽ là sản phẩm có sự đóng góp một phần mồ hôi công sức của bạn. Nếu các bạn quá kì vọng sản phẩm này sẽ đem lại bước đột phá thì vô hình chung sẽ làm các bạn bị áp đặt về tư tưởng.
Thực chất Workshop là một cuộc thi mang tính truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, những sản phẩm có thể rất thực tế, ứng dụng các lí thuyết của ngành kĩ thuật để mang lại những định nghĩa mới nhưng có thể đơn thuần chỉ là các sản phẩm tinh thần. Sản phẩm như thế nào là phụ thuộc vào các bạn chọn.
Cuối cùng, dù kết quả như thế nào, hãy trân trọng các ý tưởng và sản phẩm do các bạn (sẽ) tạo ra và không quên học tập ý tưởng hay từ các đội cùng thi. Vì biết đâu đấy, các ý tưởng ấy sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho các bạn trong những cuộc thi sau này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được workshop là gì. Chúc các bạn có một Workshop thành công!
Xem thêm:
- Công nghiệp 4.0 là gì? Những cơ hội và thách thức của nó
- SWOT là gì? Tất tần tật về Ma trận phân tích SWOT (Phần 1)
- Marketing Mix là gì? Khái quát chiến lược Marketing Mix
Học Viện GURU
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn