Vừa phải “vừa lòng” khách hàng, lại phải “nuông chiều” các phòng ban trong nội bộ, hẳn nghề làm Account cũng lắm áp lực khi luôn đóng vai dâu trăm họ để xây dựng mối quan hệ giữa công ty Tư vấn với phía Khách hàng trong các dự án. Thế nhưng, ai làm vị trí này rồi mới được “mở mang đầu óc” biết được nhiều điều thú vị. Vậy cụ thể Account là gì? Account manager là gì? Cùng tìm hiểu cái nghề “làm dâu” này qua bài viết dưới đây nhé
Account là gì ?
Đúng, từ account xuất phát từ từ kế toán/ tài khoản. Từ này có từ hơn 300 năm trước, khi ngành quảng cáo phát triển. Mỗi nhân viên quảng cáo theo dõi một số khách hàng (mỗi khách hàng gọi là một Account). Việc theo dõi, thoả mãn và chăm sóc khách hàng là một công việc lâu dài. Thông thường, phía Advertising Agency (đại lý quảng cáo) phải sáng tạo và tìm kiếm concept (đề xuất ý tưởng) mới liên quan tới truyền thông marketing và sáng tạo để trình bày cho khách hàng.
Nếu được thuyết phục, khách hàng sẽ chọn mua gói quảng cáo đó và trả cho Agency một mức phí dịch vụ (gọi là dịch vụ phí). Việc theo dõi và “bán” sản phẩm quảng cáo cho khách hàng (account) là trách nhiệm của nhân viên account. Sản phẩm quảng cáo phần lớn là sản phẩm vô hình: ý tưởng, concept, creative…thông qua các phương tiện/ loại hình truyền thông và quảng cáo (ATL, BTL, new communication…)
Account Manager là gì?
Rõ ràng vị trí account manager là vị trí “tuyền tuyến” quan trọng nhất liên quan đến khách hàng và “mang doanh thu/ lợi nhuận “ cho công ty quảng cáo. Account manager là người cần “nghĩ hay, nói giỏi” để bán cái vô hình thành tiền mặt. Nói vậy chứ, đây là vị trí bị nhiều áp lực nhất. Và đây là vị trí được gọi là “bánh mì kẹp thịt”.
Nếu một chương trình truyền thông mà không làm cho nhãn hiệu khách hàng mạnh lên, kinh doanh tốt thì bạn có thể bị khách hàng “đuổi thẳng” khỏi phòng họp. Và khi quay về công ty có khi cũng bị sếp “dội bom”. Tuy dù biết các chương trình truyền thông và sáng tạo đó là do các bộ phận khác thực hiện ( bộ phận chiến lược, bộ phận media, bộ phận sáng tạo…). Tuy nhiên vị trí nào càng có áp lực thì nơi đó luôn được…trưởng thành và thăng tiến ! (lửa thử vàng, gian nan thử sức mà…).
Vị trí account manager luôn được cất nhắc lên chức Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc. Ngoài ra một account manager giỏi, khi ra lập nghiệp riêng rất dễ thành công. Bởi vì vị trí account là vị trí “nắm giữ mối quan hệ với khách, kiếm tiền nuôi toàn bộ công ty”.
Học ngành nào để trở thành Account Manager?
Ngành học để trở thành Account Manager là gì? Đây có lẽ là câu hỏi được các bạn sinh viên hỏi nhiều nhất trong các buổi hội thảo. Bạn đang tìm kiếm một cơ hội để phát triển bản thân? Bạn đang tìm việc làm? Công việc mà có thể dung hòa được sở thích với kiến thức mà bạn tích lũy trong suốt 4 năm đại học.
Nếu bạn có được định hướng ngay từ đầu, thì những ai học về marketing, quản trị kinh doanh sẽ có ưu thế hơn. Vì bạn có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu kĩ về nó cũng như tìm hiểu bản thân mình phù hợp với cái gì. Thực tế, bạn có thể bắt đầu làm Account từ tất cả các ngành nghề từ Y Dược đến Bách Khoa. Suy nghĩ một cách tích cực hơn, bạn sẽ thấy khuyết điểm đôi khi sẽ là ưu điểm, bạn sẽ dễ dàng nhận được brief của những client bên mảng kĩ thuật. Vì với kiến thức 4 năm học về những thông số, kỹ thuật… bạn sẽ biết được sản phẩm có ưu khuyết như thế nào, từ đó bạn sẽ cho ra được những chiến dịch/ dự án phù hợp cho sản phẩm.
Để tìm việc làm trong vị trí Account không phải là điều quá khó, cũng không quá dễ
Quan trọng là bạn phải biết mình có những gì và thiếu những gì, tính cách của bạn có phù hợp hay không. Nếu xuất phát điểm của bạn không được ưu ái như người khác thì bạn hãy tìm một Agency nào có ưu thế trong lĩnh vực bạn học. Với kiến thức mà bạn đã có trong 4 năm đại học, cùng với sự nhiệt huyết trong bạn. Tôi tin chắc bạn sẽ thật nhanh chóng tìm được cho bản thân một Agency phù hợp.
Hy vọng bài viết trên sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về Account manager là gì cũng như sẽ biết được mình có hợp với nghề này hay không và có thể tìm việc ở đâu. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
- Sales Executive là gì? Những kỹ năng vàng của Sales Executive
- Copywriter là gì? Phân biệt giữa Copywriter và Content Writer
- KOLs là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn KOLs là gì?
Học Viện GURU
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn