Chiến lược Marketing của Grab – Đáng để các thương hiệu học hỏi

chiến lược marketing của grab

Grab – “Ông trùm xe ôm” bất bại qua cuộc chiến cạnh tranh để giành miếng bánh thị trường. Họ đã làm gì để đạt được chiến thắng ấy? Bài viết dưới đây sẽ nói về chiến lược Marketing của Grab trong thời đại kỹ thuật số.

Thành công vẻ vang đến từ chiến lược Marketing của Grab

Trong khi những ông lớn taxi Việt Nam vẫn còn bối rối trên chính thị trường sân nhà. Lúc này những ứng dụng gọi xe ôm như Grab và Go Viet lại đang phát triển như vũ bão. Chiến lược Marketing của Grab đáng để cho các thương hiệu khác học hỏi. Thậm chí, nhờ vào đó mà Grab đã trở thành một trong những start up thành công nhất mọi thời đại khi mới đây nhận được lời mời hợp tác chiến lược với Microsoft.

Quan trọng là ở chỗ tốc độ

Tháng 10 vừa qua, Microsoft đã thông báo với toàn thế giới rằng họ sẽ đầu tư vào Grab với cương vị đối tác phát triển công nghệ. Vậy là ngoài Softbank, Grab lại nhận thêm được một thương vụ đầù tư đầy tiềm năng tới từ ông người khổng lồ Microsoft. Có thể nói, chiến lược marketing của Grab đã giúp họ phát triển hệ sinh thái rất nhanh.

Ban đầu chỉ là ứng dụng đặt xe cạnh tranh với Uber. Giờ đây Grab còn có cả dịch vụ ship hàng, ứng dụng ship đồ ăn. Thậm chí đây còn là vườn ươm công nghệ 4.0 đối với các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Quả là khó tin khi Grab mới thành lập từ năm 2012. Tuy nhiên, những thương hiệu từng thống lĩnh thị trường như Mai Linh và Vinasun, chưa có thương hiệu nào có thể bắt kịp được tốc độ phát triển nhanh chóng của Grab nhanh như GoJek dạo gần đây.

“Tuy trẻ người ” nhưng không hề “non dạ”

Dù du nhập vào thị trường Việt Nam không bao lâu nhưng Grab đã thu được cho mình nhiều thành công đáng kể. Một trong những “cái thông minh” nhất của thương hiệu này chính là biết nắm bắt thị trường cũng như tâm lý khách hàng. Bằng một mức giá “ rẻ bèo nhèo” và thường xuyên tặng kèm khuyến mãi giảm giá, đi free. Grab không chỉ cung cấp cho người dùng những lần được đi xe hơi sang trọng, công nghệ mới. Mà hãng còn kết nối với các bác tài xế xe ôm ở khắp mọi góc phố, ngõ hẻm. Đây là một loại hình vận chuyển phổ biến nhất Việt Nam vì tính bình dân và đâu cũng có.

Xem thêm:

Nhờ đó việc đi lại của mọi người càng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết mà công việc của các bác tài cũng phần nào nhẹ bớt những nặng nhọc, khó khăn.

Chiến lược Marketing của Grab còn thắng thế bằng con đường truyền thông

Không cần chi nhiều tiền cho những quảng cáo rầm rộ. Những chiến dịch tiền tỷ, mà chỉ bằng con đường Marketing “truyền miệng” và những bộ đồng phục xanh xuất hiện với tần số dày đặc khắp mọi nơi trên đường phố của các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn cũng đủ giúp Grab làm nên thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Bằng các chiến lược quảng bá trên mạng xã hội của doanh nghiệp này cũng được đánh giá rất chuyên nghiệp và bài bản. Theo thống kê thì Grab có độ nhận diện thương hiệu tốt nhất nhờ tập trung khai thác tính lan truyền của Facebook và sức mạnh của những người có khả năng dẫn dắt cộng đồng trên mạng như: Thích Ăn Phở, Robbey… và fanpage riêng của hãng.

Xem thêm:

Grab cũng đẩy mạnh hợp tác với báo giới, cộng đồng khởi nghiệp, đồng thời tung ra các gói khuyến mãi hấp dẫn. Kết quả là Grab đã đem về cho mình 62% lượng thảo luận và tin tức – một con số “khủng” minh chứng cho thành công tuyệt đối của mình.

Xem thêm:

Chiến lược Marketing của Grab rất đáng để các doanh nghiệp học hỏi, bằng những chiến thuật này, grab đã “đá văng” Uber ra khỏi thị trường Việt Nam mà trở thành độc quyền dẫn đầu trong thị trường. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Học Viện GURU

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
  • Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn