Traffic website là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà quản trị website có thể theo dõi và đo lượng được mức độ hoạt động website của mình và của đối thủ. Việc theo dõi traffic website còn giúp cho các seoer dễ dàng trong quá trình phát triển website. Vậy có những cách kiểm tra traffic website nào, cùng Guru tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Khám phá ngay cách kiểm tra traffic website nhanh trong 3s
Công cụ kiểm tra Traffic Website của bạn
Có rất nhiều công cụ để giúp nhà quản trị website có thể kiểm tra traffic website của mình. Nhưng đa phần chúng đều có sự chính xác không cao. Công cụ chính xác và chi tiết nhất nên sử dụng đó là công cụ Google Analytics.
Xem thêm: Làm sao để gắn mã tracking vào website?
Kiểm tra traffic bằng Google Analytics
Google Analytics là một trong những công cụ đo lường số 1 của Website. Đây là công cụ đo chính Google cung cấp miễn phí cho các chủ website. Nhằm hỗ trợ tối đa cho các Webmaster trong việc quản trị và phát triển website. Lưu ý là để xem các chỉ số của website bạn phải là chủ trang web. Hoặc được chủ trang web cấp quyền cho bạn. Điều này đồng nghĩa là bạn không thể xem traffic đối thủ của bạn. Để kiểm tra traffic website, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn truy cập vào tài khoản Google Analytics => Chọn chế độ xem (View). Tốt nhất là nên Master view để loại bỏ các trang truy cập không mong muốn.
- Bước 2: Để xem lưu lượng truy cập website bạn có thể chọn chuyển đổi (Acquisition) => tất cả lưu lượng truy cập All Traffic) -> Kênh (Channels).
- Bước 3: Bạn điều chỉnh để chọn khoảng thời gian muốn xem lượng truy cập.
- Bước 4: Bạn hãy kéo xuống cuối trang. Xem cột số phiên (Sessions). Sau đó, xem các chỉ số ở dưới được phân bổ theo nguồn truy cập website.
Các nguồn truy cập bạn đó là:
- Organic Search: Đây là lưu lượng truy cập từ tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ Google, Bing, Cốc Cốc…
- Referral: Đây là nguồn đến từ Backlink, tức là link website của bạn được đặt tại các trang web khác.
- Direct: Nguồn lưu lượng truy cập từ người dùng trực tiếp gõ địa chỉ website của bạn trên thanh URL.
- Social: Đây là nguồn lưu lượng đến từ các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Zalo…
- Paid Search: Đây là nguồn truy cập mà bạn sẽ tốn phí từ nhà quảng cáo như Google Ads…
- Ngoài ra còn một số nguồn truy cập khác như Email, Display…
Khám phá ngay cách kiểm tra traffic website nhanh trong 3s
Check traffic của đối thủ
Hiện chưa có một công cụ chính thức nào do Google cung cấp để đáp ứng tốt yêu cầu này của các Seoer. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng một số công cụ có phí lẫn miễn phí mà Guru giới thiệu dưới đây.
Kiểm tra traffic website đối thủ bằng SimilarWeb
SimilarWeb là một trong những website hàng đầu về kiểm tra. Và đánh giá đo lường các chỉ ố của website online. Công cụ này mang đến những đánh giá khá chính xác về dữ liệu của một trang web. Tuy nhiên nó chỉ có thể đánh giá dữ liệu của những trang web có lưu lượng lớn. Trong vòng tối thiểu 3 tháng, bởi nó là công cụ miễn phí. Những website nào không có dữ liệu để đánh giá trên SimilarWeb. Đồng nghĩa với việc website đó có lưu lượng truy cập rất thấp và không đáng kể. Để kiểm tra traffic website đối thủ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn truy cập vào đường dẫn sau: https://www.similarweb.com
- Bước 2: Điền domain website đối thủ mà bạn muốn kiểm tra traffic.
Sau đó nó sẽ cho kết quả.Total Visit chính là tổng lượt truy cập website trong 6 tháng vừa qua. Bạn có thể kéo xuống chút nữa, lúc đó bạn sẽ thấy sự phân bổ traffic theo các nguồn truy cập được tính theo phần trăm. Một nhược điểm của công cụ này đó là sẽ không cho kết quả khi website được kiểm tra còn quá mới hoặc số quá thấp.
Khám phá ngay cách kiểm tra traffic website nhanh trong 3s
Một số lưu ý nếu muốn tăng số lượt truy cập website hiệu quả
Không dùng công cụ tăng traffic ảo, bởi chúng không mang lại giá trị cho bạn. Khi dùng tool tăng traffic ảo có thể khiến website của bạn bị Google phạt. Cần tập trung vào đối tượng mục tiêu. Điều này rất quan trọng, bởi nội dung trên website của bạn đều cần phải thu hút và đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng mục tiêu cụ thể. Nếu không thì dù có traffic nhiều đi chăng nữa, những người truy cập này đều không phải khách hàng tiềm năng. Cần phải seo content, bởi lúc này nó sẽ đóng vai trò giúp phát huy tiếp cận người dùng. Một bài viết thật độc đáo nhưng không giúp khách hàng tìm a bạn thì cũng không có ý nghĩa gì.
Hãy cập nhật nội dung liên tục trên website của bạn. Nội dung cần phải mới, có giá trị cho người dùng, được sản xuất định kỳ… điều này sẽ giúp bạn khẳng định mình là chuyên gia trong ngành, tăng sự tin tưởng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua nội dung hữu ích mà bạn truyền đạt. Ngoài ra nó còn giúp cho Google đánh giá cao website của bạn, tốt cho quá trình seo website. Phối hợp với các kênh Marketing online.