Một câu hỏi được đặt ra là bạn có thể có nhận được một lưu lượng truy cập lớn từ khách hàng vào website thông qua các công cụ marketing khác nhau. Nhưng bạn sẽ làm gì với 98% khách hàng rời khỏi website mà không mua hàng? Retargeting sẽ giúp cho bạn tiếp cận lại với 98% nhóm khách hàng tiềm năng này. Vậy Retargeting là gì?
Retargeting là gì? Cách hoạt động và các hình thức của nó
Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết được Retargeting là gì cũng như các hình thức của nó Retargeting là gì? Nhắm muc tiêu lại – Retargeting còn được biết đến với vài tên khác là: quảng cáo bám đuổi, quảng cáo theo đuôi, nhắm chọn lại; là thuật ngữ để chỉ việc tiếp cận khách hàng bằng quảng cáo trả tiền (paid ads) với đa phần là các quảng cáo hiển thị (display ads). Quảng cáo nhắm mục tiêu lại sẽ hiển thị lại quảng cáo với những đối tượng đã truy cập web/landing page của thương hiệu/sản phẩm của bạn ở những nơi khác trong môi trường trực tuyến sau khi họ thoát khỏi trang của bạn.Retargeting là gì? Cách hoạt động và các hình thức của nó
Retargeting hoạt động như thế nào? Nôm na là trên mỗi website hoặc landing page 1 của thương hiệu/sản phẩm nào đó sẽ được gắn 1 đoạn mã, khi khách hàng truy cập vào trang thì sẽ bị dính vào đoạn mã đó (thường mọi người hay nói nhanh là bắt cookies). Từ đoạn mã đó, các hệ thống quảng cáo sẽ biết khách hàng đi đâu, làm gì trong môi trường trực tuyến và tiến hành hiển thị quảng cáo bám theo họ ở bất cứ đâu có thể trong môi trường trực tuyến. Mục đích của việc này là nhằm làm tăng sự nhận biết (awareness), tăng sự quan tâm đến thương hiệu/sản phẩm, khuyến khích họ quay lại web/landing page(tăng CTR), và từ đó sẽ làm tăng tỉ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate)Retargeting là gì? Cách hoạt động và các hình thức của nó
Có bao nhiêu hình thức Retargeting? Retargeting có 2 hình thức chính đó là Onsite Retargeting & Offsite Retargeting. Tuy nhiên hiện nay – đặc biệt là trong thời đại PROGRAMMATIC phát triển như hiện nay – chúng ta có thể phân biệt rõ chi tiết trong Onsite & Offsite Retargeting có những hình thức sau: – Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập vào trang (Site Retargeting) – Nhắm chọn lại động (Dynamic Retargeting) – Nhắm chọn lại trên các mạng xã hội (Social Media Retargeting) – Nhắm chọn lại theo các hành vi tìm kiếm (Search Retargeting) – Nhắm chọn lại theo danh sách kèm theo kết quả tìm kiếm (Retargeting list for search ads – RLFSA) – Nhắm chọn lại theo thư điện tử và CRM (Email & CRM Retargeting) Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được Retargeting là gì cũng như những hình thức của nó. Chúc bạn ứng dụng thành công Retargeting cho các chiến lược marketing của mình! Xem thêm:-
Nhắm mục tiêu nhân khẩu học được thêm vào nhóm quảng cáo phiên bản mới 2018
-
Cách nhắm đối tượng mục tiêu để quảng cáo Facebook đạt hiệu quả cao