URL là gì? Yếu tố URL cơ bản nào hỗ trợ cho quá trình SEO?

url là gì 02

URL là thành phần cơ bản của một trang web, nó bao gồm hostname ánh xạ tới địa chỉ IP của một tài nguyên cụ thể trên Internet và hàng loại các thông tin bổ sung thông báo cho tình duyệt và máy chủ biết cách xử lý mọi thứ. Cùng tìm hiểu chi tiết về URL là gì trong bài viết sau!

Đường dẫn URL là gì?

URL – Uniform Resource Locator là phương tiện để người dùng sử dụng truy cập đến các tài nguyên trên hệ thống mạng Internet. Các tài nguyên online được lưu trữ trên Internet mà bạn truy cập hay tìm kiếm hàng ngày sẽ được gán cho một địa chỉ rõ ràng, đó chính là URL. Xem thêm: E-commerce là gì? Xu hướng phát triển E-commerce trong tương lai

Cấu trúc của URL

Cấu trúc cơ bản của một URL mà bạn thường thấy sẽ có các phần sau:

  • Giao thức: http, https, ftp..
  • World Wide Web: www
  • Tên miền – Domain: Ví dụ như adsplus.vn
  • Cổng giao tiếp – port: 443, 80, 2082, 2222…
  • Ví dụ đầy đủ một đường URL như https://adsplus.vn/google-search-ads/

Theo đó một URL đơn giản thường được chia làm 2 phần chính đó là Scheme (giao thức kết nối) và Authority (nhà cung cấp).

Scheme là gì?

URL không đơn giản chỉ là một địa chỉ web. Phần Scheme của URL chính là phần mở đầu kết thúc trước dấu “:”. Phần này chính là phương thức trình duyệt web của bạn dùng để giao tiếp với server. Người dùng thường ít chú ý với phần này của URL. Tuy nhiên thì Scheme sẽ quy định các cách thức truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt và server.

  • Các Scheme mà bạn thường gặp:
  • HTTP – Giao thức truyền tải siêu văn bản: Đây là giao thức cơ bản của web, sẽ xác định hành động của các máy chủ web và trình duyệt cần thực hiện để đáp ứng các lệnh nhất định.
  • HTTPS – Giao thức HTTP an toàn: Đây là một dạng HTTP hoạt động trên một lớp bảo mật, được mã hóa để có thể truyền tải thông tin an toàn hơn.
  • FTP (File Transfer Protocol): Giao thức này thường được sử dụng để truyền file qua Internet.
url là gì

URL là gì? Yếu tố URL cơ bản nào hỗ trợ cho quá trình SEO?

Authority

Phần Authority của một URL thường được chia thành các phần nhỏ. Một số thành phần của nó:

  • Tên miền cấp cao nhất: “com” được xem là tên miền cấp cao nhất. Đây là mức cao nhất trong hệ thống tên miền được phân cấp sử dụng để dịch địa chỉ IP thành địa chỉ ngôn ngữ đơn giản, dễ nhớ. Những tên miền cấp cao nhất này được tập đoàn Internet cấp số, tạo tên miền và quản lý. 3 tên miền cấp cao nhất phổ biến là .com, .net, .gov. Và hầu hết các quốc gia có tên miền cấp cao nhất đều gồm 2 chữ cái như .vn (Việt Nam), .us ( Mỹ), .ca (Canada)…
  • Tên miền phụ (Subdomain): Vì DNS là một hệ thống phân cấp nên cả 2 phần “www” và “example” của URL ví dụ trên đều được xem là tên miền phụ. Phần “www” chính là tên miền phụ của tên miền “example”.

Phân loại URL

Hầu hết mọi website đều sẽ có 2 loại URL

  • URL động (?id=..): Đây là loại URL có thể thay đổi được. URL động thường là các diễn đàn hoặc website thiết kế mã nguồn mở. Nó không thân thiện với các công cụ tìm kiếm và gần như giống nhau.
  • URL tĩnh (.html): Là URl không thể thay đổi. URL tĩnh sẽ được sắp xếp tốt hơn trong công cụ tìm kiếm. URL tĩnh được index nhanh hơn URL động, nó giúp cho người dùng dễ dàng hiểu được website có ý nghĩa gì. Khi người dùng nhìn thấy một URl cụ thể phù hợp với tiêu đề và mô tả thì khả năng họ nhấp chuột vào tìm hiểu sẽ cao hơn.

URL ảnh hưởng tới SEO như thế nào?

Các SERPs luôn chú trọng đến URL của website của mình khi lập chỉ mục. Bởi URL sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả SEO và thứ hạng của chúng trên công cụ tìm kiếm. Các tiêu chuẩn SEO Google thường đánh giá các URL ở như sau

URL không được quá dài

  • Chiều dài trung bình của URL cho Gmail nên khoảng 59 ký tự.
  • Chiều dài trung bình URL cho Webmaster Tools nên khoảng là 90 ký tự.
  • Chiều dài trung bình URL cho blog của Google trong khoảng 76 ký tự.
url là gì 01

URL là gì? Yếu tố URL cơ bản nào hỗ trợ cho quá trình SEO?

Không nên viết có dấu hoặc các ký tự đặc biệt

Thông thường thì các URL của website dù viết dưới dạng tiếng Việt đều sẽ được định dạng không dấu và nối với nhau bởi những dấu gạch nối như “quang-cao-google”. Ngoài các yếu tố về độ dài thì đây được xem là yêu cầu thứ hai cho một URL chuẩn SEO. Bên cạnh đó, hãy cố gắng hạn chế tối đa việc biểu hiện các ký tự đặc biệt trong đường dẫn như *&^%$… Những yếu tố này ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng xếp hạng website của bạn.

URL chứa từ khóa SEO

Nếu bạn đang Seo từ khóa quan trọng nào đó thì hãy đảm bảo rằng các từ khóa mình muốn Seo có hiển thị trong đường dẫn URL. Đó là điều cần thiết mà các công cụ SEO thường xuyên nhắc nhở bạn trước khi update hay đăng tải bất cứ bài viết nào.

URL hạn chế dẫn về thư mục con

Đường dẫn SEO của bạn không nên chứa quá nhiều thư mục con. Việc đi qua quá nhiều trang chính để đến nội dung cần seo sẽ không được Google đánh giá cao đường dẫn URL. Tùy thuộc vào lĩnh vực của doanh nghiệp, tiêu chí SEO mà mỗi người sẽ có cách tối ưu URL cụ thể cho SEO.

Học Viện GURU

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
  • Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn