Bounce Rate là gì? Thế nào là một chỉ số Bounce Rate tốt?

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing Online. Vậy chỉ số Bounce Rate cao là tốt hay xấu? Bounce Rate có ý nghĩa gì? Hãy cùng Adsplus tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của chỉ số này trong bài viết dưới đây nhé!

Bounce Rate là gì?

Xem thêm:

Bounce rate là gì?

Bounce Rate (Tỷ lệ thoát) là tỷ lệ phần trăm số người truy cập vào một trang trên trang web của bạn và sau đó rời đi. Họ không tương tác hay nhấp vào bất kỳ điều gì hoặc truy cập trang thứ hai trên trang web. Có nghĩa là phiên truy cập không kéo dài quá 10 giây, không có sự chuyển đổi nào.

Bounce Rate là số liệu quan trọng để hiểu hành vi người dùng và cải thiện mức độ tương tác tổng thể với trang web. Bên cạnh đó, Bounce Rate có thể giúp bạn hiểu trang web của bạn thu hút và giữ chân người dùng tốt đến mức nào. Và liệu nó có phù hợp với mong đợi và nhu cầu của họ hay không.

Tại sao nên đo lường Bounce Rate cho trang web?

Như đã đề cập, Bounce Rate là chỉ số rất quan trọng trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả website. Việc đo lường chỉ số Bounce Rate cung cấp thông tin chi tiết về mức độ cộng hưởng của trang web với đối tượng mục tiêu.

Tỷ lệ thoát cao có thể là dấu hiệu cho điều gì đó trên trang web không hoạt động tốt. Tỷ lệ thoát thấp cho thấy khách truy cập ở lại lâu hơn. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy khách truy cập thấy nội dung trang thú vị và hữu ích. Họ ở lại trang web của bạn càng lâu và khám phá nhiều thì họ càng có nhiều khả năng mua hàng.

Chỉ số Bounce Rate cho biết nội dung nào đang giữ chân khách truy cập ở lại trang của bạn. Đồng thời, nó cũng cho bạn biết nội dung nào kém thu hút. Từ đó quyết định xem bạn cần tăng cường nội dung nào và cải thiện nội dung nào.

Bounce rate được tính như thế nào?

Để tính chỉ số Bounce Rate, bạn hãy đếm số khách truy cập thoát ra sau khi xem một trang. Sau đó chia con số này cho tổng số khách truy cập vào trang hoặc trang web cụ thể đó.

Bounce Rate = Tổng lượng thoát (Bounce) trong một khoảng thời gian/Tổng số lần truy cập (Entrance) trong khoảng thời gian đó

Tỷ lệ thoát có ảnh hưởng đến SEO không?

Tỷ lệ thoát không phải là một yếu tố để Google xếp hạng trang web của bạn. Nó không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần giảm thiểu tỷ lệ thoát của trang web của bạn. Điều này là bởi vì tỷ lệ thoát cao có thể báo hiệu hoạt động SEO chưa được tối ưu tốt như:

  • Tốc độ tải trang chậm
  • Thiết kế trang web chất lượng thấp
  • Nội dung bài đăng của trang web không khớp với từ khóa
  • Tối ưu hóa cho thiết bị di động kém

Thế nào là một Bounce Rate tốt?

Tỷ lệ thoát trung bình tốt nằm trong khoảng 40% hoặc thấp hơn. Với những trang web có chỉ số Bounce Rate từ 60% trở lên là dấu hiệu cần đánh giá lại nội dung. Bạn cần làm cho nội dung đó trở nên hữu ích và có giá trị cho người dùng hơn.

Mặc dù bạn muốn tỷ lệ thoát của mình càng thấp càng tốt, tuy nhiên tiêu chí “tốt” cũng khác nhau tùy thuộc vào ngành, loại trang web và loại nội dung. Ví dụ, một bài đăng blog sẽ có tỷ lệ thoát cao hơn là một bài báo đăng tin tức.

Lý do Bounce Rate tăng cao

Trước khi tìm hiểu hướng giải quyết để giảm chỉ số Bounce Rate, bạn cần nắm những nguyên nhân khiến chúng tăng cao. Một số lý do tiêu biểu dẫn đến điều này là:

  • Thời gian tải trang lâu. Người dùng sẽ không thể kiên nhẫn chờ đợi quá lâu để xem nội dung của một trang web. Nếu thời gian tải trang quá 5 giây thì có thể họ sẽ rời đi ngay.
  • Nội dung không khớp với truy vấn người dùng tìm kiếm. Người dùng thấy tiêu đề hấp dẫn và đáp ứng vấn đề tìm kiếm của họ thì sẽ nhấp vào. Tuy nhiên, nội dung bài viết trong trang lại không hề liên quan đến tiêu đề đó. Người truy cập sẽ rời đi để tìm kiếm nội dung đáp ứng cho họ ở những trang khác.
  • Thiết kế trang web kém. Định dạng văn bản, bố cục màu sắc và hình ảnh cũng sẽ quyết định người dùng có ở lại trang không. Nếu chi tiết trên trang quá chi chít và rườm rà, nó sẽ không trực quan hóa cho người dùng. Vì vậy, bạn nên thiết kế bố cục đơn giản, hài hòa và rõ ràng để bắt mắt người xem.
  • Lỗi kỹ thuật trang web. Những lỗi này có thể là lỗi 404, lỗi plugin,… Chúng làm ảnh hưởng đến việc tải trang, người dùng không xem được nội dung trang web.

Một số cách giảm tỷ lệ thoát cho trang web

Có một số bước kiểm tra quan trọng bạn cần thực hiện để giảm Bounce Rate của trang web. Cụ thể một số giải pháp được trình bày dưới đây:

Cung cấp cho người dùng những gì họ muốn xem

Các trang của bạn phải cung cấp những gì mà người dùng đang tìm kiếm. Chúng phải đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm (Search Intent) của họ. Bạn cần đảm bảo thẻ tiêu đề và mô tả meta sẽ kích thích người truy cập và khái quát nội dung trang của bạn. 

Bạn nên chú trọng nâng cao chất lượng nội dung. Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn liên kết chặt chẽ với tiêu đề và mô tả meta. Ngoài ra, bạn nên cố gắng sáng tạo nội dung lôi cuốn và kêu gọi người đọc thực hiện các hành động tiếp theo.

Nâng cao giao diện người dùng

Một giải pháp khác có thể là cải tiến thiết kế và giao diện trang web để thu hút hơn. Để thực hiện điều này, bạn có thể cải thiện chất lượng đồ họa, độ tương phản màu tốt. Bên cạnh đó, hãy sửa đổi kích thước chữ cũng như khoảng cách để văn bản dễ đọc hơn.

Website phải được thiết kế sao cho người dùng nhanh chóng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Bạn cần cung cấp cấu trúc điều hướng phân cấp rõ ràng giúp khách truy cập dễ thao tác.

Khắc phục vấn đề kỹ thuật

Một cách khắc phục vấn đề kỹ thuật có thể giúp giảm Bounce Rate là thời gian tải trang. Một số phương pháp để làm giảm thời gian tải trang web của bạn là nén hình ảnh, xóa các plugin và tập lệnh không sử dụng. Hoặc bạn có thể thuê nhà phát triển để tối ưu hóa điều hướng website hay các lĩnh vực khác.

Thân thiện cho thiết bị di động

Lượt truy cập từ thiết bị di động đang ngày càng tăng. Vì vậy, thiết kế tối ưu cho thiết bị di động cũng có thể giảm tỷ lệ thoát. Thanh điều hướng và hình ảnh cần được định dạng để tối ưu cho kích thước thiết bị và màn hình. Phiên bản thiết bị di động của trang web phải rõ ràng và ngắn gọn. Đồng thời cung cấp cho người dùng thông tin họ cần một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp thông tin tổng quan về Bounce Rate và giải pháp làm giảm chỉ số này. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích để bạn phân tích trang web của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới đây để Adsplus giải đáp nhé.

Học Viện GURU

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
  • Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *