Một thương hiệu mạnh thể hiện ở chỗ tên thương hiệu đó có nằm trong tâm trí của khách hàng hay không. Còn một tên thương hiệu không hay và khó nhớ sẽ không thể đọng lại trong trí nhớ của người tiêu thụ. Với một tên thương hiệu đẹp, công ty của bạn cũng sẽ dễ dàng đi đến thành công hơn.
Nguyên tắc vàng đặt tên thương hiệu đẹp không thể bỏ qua
Chiến lược thương hiệu sẽ giúp thương hiệu “chạm ngõ” tiềm thức của người tiêu dùng. Nhưng để tên thương hiệu thực sự chiếm lĩnh trái tim họ thì phải trả lời được câu hỏi:
Tên thương hiệu đẹp đó có ấn tượng và để lại gì cho người dùng hay không?
Nguyên tắc vàng để đặt tên thương hiệu đẹp
Sự thật là, đặt tên thương hiệu xuất sắc không phải là điều dễ dàng, quan trọng là bạn có áp dụng được các nguyên tắc vàng này hay không.
Nguyên tắc vàng đặt tên thương hiệu đẹp không thể bỏ qua
Đơn giản và dễ nhớ
Một trong những nguyên lý bị vi phạm nhiều nhất là nguyên lý về sự “đơn giản”. Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc.
Dù là tên nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật…) hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là “viết sao đọc vậy”. Tên có thể dài nhưng dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ.
Hãy nhìn những tên thương hiệu Việt như Trung Nguyên, Hoàng Anh Gia Lai, Sông Đà…, liệu người nước ngoài có thể đọc được có thể nhớ được hay không? Hay một số thương hiệu nổi tiếng thế giới như Bvlgari, TAGHeuer, Givenchy… luôn làm cho khách hàng cảm thấy bối rối khi đọc?
Quan trọng là phải thể hiện sự khác biệt
Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.
Cũng giống như hãng Pin tiểu Duracell được định vị với thuộc tính “bền”, vì vậy bản thân một phần cái tên – Dura (lấy từ durable – bền) được dùng đặt tên thương hiệu để chuyển tải ý tưởng này và tạo sự khác biệt với đối thủ Energizer.
Nguyên tắc vàng đặt tên thương hiệu đẹp không thể bỏ qua
Trên hết là phải phân khúc được thị trường và khách hàng mục tiêu
Liệu rằng tên thương hiệu bằng tiếng Anh có phù hợp với người Việt phân khúc thấp cấp không? Ngược lại tên tiếng Việt liệu có thể thành công ở phân khúc người nước ngoài hay không? Điều này đặc biệt quan trọng!
Không những đặt tên thương hiệu đẹp mà còn phải xác định rõ thị trường mục tiêu, phân khúc và khách hàng mục tiêu là ai? Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được.
Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp. Sẽ thật vô nghĩa nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút được nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu.
Các hãng lớn đã làm gì với tên thương hiệu của họ, liệu họ có áp dụng những nguyên tắc vàng này để đặt tên thương hiệu đẹp hay không?
Để Guru kể bạn nghe về sự ra đời của Coca Cola. Một trong những “ông hoàng thương hiệu” của toàn cầu. Năm 1886, kế toán của công ty – Frank Robinson đặt tên cho thức uống uống đó là “Coca-Cola”. Nghĩ rằng 2 chữ C sẽ đẹp trong quảng cáo. Frank đã vẽ ra một logo bằng kiểu chữ Spencerian hoa mỹ.
Xem thêm: IMC là gì và vai trò của truyền thông Marketing tích hợp?
Trang quảng cáo báo chí đầu tiên xuất hiện. Giới thiệu Coca-Cola như một loại “Nước giải khát ngon lành, đầy sảng khoái”. Hoặc câu chuyện của Kodak, thương hiệu máy ảnh mạnh của thế giới. Ông chủ Kodak rất thích chữ K vì tạo hình và âm thanh của chữ nên ông đã tìm kiếm cách ghép từ sao cho có chữ K đầu và chữ K cuối. Kodak đã ra đời như vậy và để lại cho thế giới một thương hiệu “in sâu trong tâm trí” nhiều thế hệ.
Một tên thương hiệu “gắn mác” sản phẩm chưa hẳn thành công bằng tên thương hiệu chỉ gợi mở đến sản phẩm. Như một chuỗi cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục thẩm mỹ cho phái đẹp đã lấy tên thương hiệu là Curves – Những đường cong, hay Roller Blade – Trục lăn trên đất là tên của một thương hiệu bán sản phẩm ván trượt pa – tanh. Chúng là những tên thương hiệu nổi tiếng và chỉ gợi mở đến sản phẩm.
Xem thêm: CMO là gì? Một CMO tài năng cần có tầm nhìn như thế nào?
Coca Cola, M&M, Katchi – Katchi, Kicket… là những thương hiệu mang âm hưởng vui nhộn bởi chúng được phương pháp láy âm, láy vần “phù phép”. Lúc đặt tên thương hiệu, nhiều người đã quên rằng bộ não con người làm việc với âm thanh nhiều hơn hình ảnh. Để sở hữu một tên thương hiệu thành công, đầu tiên phải tạo được những âm thanh êm tai, mềm mại.
Xem thêm: Bí mật đằng sau được che giấu kĩ lưỡng của hacker là gì
Vậy còn bạn, bạn đã sở hữu cho riêng mình một cái tên thương hiệu đẹp và thật ý nghĩa chưa nào? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết này nhé. Chúc bạn thành công!]]>