Một doanh nghiệp định vị thương hiệu khác biệt với các doanh nghiệp khác chắc chắn sẽ là tiêu điểm thu hút khách hàng. Nhưng khác biệt như thế nào là phù hợp? Bài viết hôm nay, Guru sẽ chia sẻ cho các bạn về POD là gì nhé.
1. PoD là gì?
Bạn đã đọc “Khác biệt hay là chết” – cuốn sách về Marketing hay nhất mọi thời đại của 2 tác giả Jack Trout và Steve Rivkin chưa? Nếu đọc rồi, ắt hẳn bạn hiểu rõ khi doanh nghiệp của bạn cùng cạnh tranh với cùng ngành với những doanh nghiệp khác. Và bạn cũng hiểu rõ nếu muốn tồn tại được phải khác biệt.
PoD là như vậy. PoD là viết tắt của từ tiếng anh Point of Different – Điểm khác biệt. Pod trong doanh nghiệp chính là sự khác biệt trong sản phẩm, sự khác biệt trong dịch vụ. PoD còn tạo lợi thế cạnh tranh cao cho doanh nghiệp của bạn. PoD thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng bởi PoD phải thật sự mang lại giá trị cho khách hàng. Nhờ PoD, giá trị khách hàng được gia tăng. Để từ đây có thể duy trì được lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Thế nhưng mức độ khác biệt nên vừa phải để khách hàng không bị ngợp, sốc trước các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sự khác biệt lớn có thể mang đến những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể làm mất đi khách hàng tiềm năng. Vì vậy, doanh nghiệp nên cân bằng giữa định vị điểm khác biệt và điểm tương đồng.
Xem thêm:
- KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOC và KOLs
- Visual Storytelling là gì? Cách để áp dụng vào các chiến dịch Marketing
2. Phân loại PoD trong Marketing
Sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ
Để tạo ra được sự khác biệt cho thương hiệu trong mắt khách hàng. Sản phẩm của bạn cần có các tính năng, chức năng, mẫu mã, màu sắc, … nổi bật và độc đáo. Hãy chắc chắn đó là sản phẩm duy nhất cung cấp các tính năng, chức năng,… đặc biệt cho người tiêu dùng, mà các đối thủ cạnh tranh của bạn không làm được.
Khi sở hữu những điểm khác biệt trong sản phẩm, doanh nghiệp của bạn dễ dàng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành đó. Hãy dạy cho khách hàng học tập và ghi nhớ PoD của doanh nghiệp bạn.
Trong dịch vụ, doanh nghiệp của bạn tạo ra được điều gì khác biệt để làm hài lòng khách hàng thì đó chính là yếu tố thu hút. Tuy nhiên, trong ngành dịch vụ các doanh nghiệp khác có thể dễ dàng bắt chước nên sự khác biệt trong ngành dịch vụ khá khó khăn.
PoD trong Marketing là gì? Khác biệt như thế nào là phù hợp?
Thế Giới Di Động phát triển rất mạnh trong ngành điện thoại thông minh với hàng nghìn cửa hàng trên toàn quốc. PoD mà Thế Giới Di Động tạo ra đó là cung cách phục vụ chuyên nghiệp, phương thức quản lý chuỗi. Vượt qua các đối thủ nặng ký như FPT shop, Viễn Thông A và rất nhiều cửa hàng điện thoại di động truyền thống. Thế Giới Di Động đang dần trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành.
Giá cả tạo ra sự khác biệt
Chiến lược về giá đã được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến. Khách hàng hay bảo giá tốt là giá rẻ, vì thế đây là hướng đi về giá phổ biến. Tuy nhiên, không phải nhóm khách hàng nào cũng cho là như vậy.
Đối với nhóm khách hàng cao cấp, thượng lưu, giá tốt không bao giờ là giá rẻ. Cho nên chiến lược về giá mà doanh nghiệp tạo ra phải linh hoạt và phù hợp.
Câu chuyện điển hình về giá cao đó là chiến lược giá của thương hiệu Louis Vuitton. LV không bao giờ giảm giá các sản phẩm của họ, không sale hàng, nhất là không bán buôn, bán sỉ. Sản phẩm của LV chỉ có LV bán, họ độc quyền nên khách hàng muốn mua phải đến LV. Khách hàng luôn muốn sở hữu hàng độc, phiên bản giới hạn ở LV chứ không chờ sale off hay chuyển sang mua ở sản phẩm cùng loại ở thương hiệu khác.
PoD trong Marketing là gì? Khác biệt như thế nào là phù hợp?
Giá rẻ nhất giữa các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam chắc chắn là Shopee. Shopee xác định khách hàng mục tiêu là khách hàng đại chúng, tầm trung. Với Slogan “Ở đâu rẻ hơn, Shopee hoàn tiền”, báo cáo quý II năm 2018, Shopee vượt mặt Lazada để trở thành sàn thương mại nhiều người dùng nhất Việt Nam.
Xem thêm:
- CRM là gì? Lựa chọn nào là tối ưu cho doanh nghiệp 4.0?
- Social Media là gì và tầm quan trọng với các thương hiệu
- Chiến lược Marketing của Grab – Đáng để các thương hiệu học hỏi
Chiến lược khác biệt tập trung
Chiến lược khác biệt tập trung nhắm vào một phân đoạn thị trường cụ thể. Để từ đây doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực và phát triển mạnh mẽ phân đoạn thị trường đó. Từ đó, trải nghiệm của khách hàng sẽ được nâng cao hơn và khách hàng cũng hài lòng hơn.
PoD trong Marketing là gì? Khác biệt như thế nào là phù hợp?
Có thể kể đến Snapchat, ra đời vào năm 2011. Các nhà phát triển Snapchat nhận thấy rằng những người trong độ tuổi 14-34 thích và có thói quen bày tỏ cảm xúc, ý kiến, suy nghĩ lên mạng xã hội. Nhờ đó, chiến lược khác biệt của Snapchat đã thành công. Không nhắm vào khách hàng ở mọi lứa tuổi, họ tập trung xây dựng mạng xã hội cho khách hàng, cung cấp những gì họ cần. Và kết quả là chỉ sau 3 năm hoạt động, Snapchat trở thành mạng xã hội dẫn đầu vào năm 2014.
Hy vọng là bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu PoD là gì và sự phân loại PoD trong Marketing. Nếu doanh nghiệp chưa có sức hút với thị trường phải chăng do doanh nghiệp của bạn quá giống với những doanh nghiệp khác.
Học Viện GURU
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn