Thang đo Likert là một dạng thang đo khá phổ biến trong các nghiên cứu. Thang đo này được dùng để thực hiện các khảo sát hoặc thăm dò ý kiến về một chủ đề nào đó. Để biết thêm thang đo Likert là gì. Trong bài viết này, Guru sẽ giải đáp cho bạn về chi tiết các vấn đề này nhé.
Xem thêm:
- SWOT là gì? Ứng dụng của mô hình SWOT như thế nào?
- SEO Onpage là gì? Vì sao cần tối ưu SEO Onpage cho bài viết?
- Marketing Research là gì? Những lợi ích của Marketing Research
Định nghĩa thang đo Likert là gì?
Thang đo Likert là gì? Thang đo Likert (Likert Scale) được biết là một công cụ đo lường mức độ cảm nhận, ý kiến từ những đối tượng tham gia khảo sát. Các câu trả lời từ các đáp viên thường được mã hóa theo các số thứ tự tăng dần (1;2;3;…)
Giới thiệu các loại thang đo Likert
Thông thường, trong các nghiên cứu thường có hai loại thang đo Likert được sử dụng phổ biết nhất là: Thang đo Likert 5 mức độ và thang đo Likert 7 mức độ. Để hiểu chi tiết về hai loại thang đo này, cùng Guru khám phá ngay bên dưới này nhé.
Thang đo Likert 5 mức độ
Thang đo Likert 5 mức độ là loại thang đo cung cấp cho những đối tượng tham gia khảo sát 5 cấp độ để trả lời câu hỏi. Thang đo Likert 5 điểm có hai thái cực, hai ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập. Thang đo này được ứng dụng để đo lường sự đồng ý, khả năng xảy ra, tần suất, tầm quan trọng, chất lượng,…
Để hiểu hơn, Guru sẽ giới thiệu đến bạn một ví dụ về thang đo Likert 5 điểm như sau:
Ví dụ 1: Sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ chạy quảng cáo.
- Rất không hài lòng
- Không hài lòng
- Trung lập
- Hài lòng
- Rất hài lòng
Ví dụ 2: Khảo sát mức động hài lòng của học viên khi tham gia khóa học TikTok tại Học viện Guru.
- Hoàn toàn không đồng ý
- Không đồng ý
- Bình thường
- Đồng ý
- Hoàn toàn đồng ý
Trên đây là ví dụ khi sử dụng thang đo Likert 5 điểm để thực hiện khảo sát các đáp viên. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn có thể sử dụng thang đo Likert 7 mức độ.
Thang đo Likert 7 mức độ
Thang đo Likert 7 mức độ là thang đo cổ điển, đã có được các nhà khoa học ứng dụng vào các nghiên cứu từ năm 1932. Đối với thang đo này sẽ cung cấp 7 sự lựa chọn khác nhau để các đáp viên trả lời.
Thang đo Likert 7 điểm được đánh giá là thang đo đánh giá chính xác nhất. Điều này đồng nghĩa là thang đó có thể dùng để đánh giá câu trả lời từ các đáp viên. Likert 7 điểm cung cấp nhiều thông tin hơn giúp bạn có thể chạy các thông tin liên quan đến xác suất thông kê.
Để hiểu hơn về thang đo Likert 7 mức độ bạn có thể đọc thêm ví dụ dưới đây nhé.
Ví dụ: Khảo sát về mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng các phương tiện công cộng tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
- Hoàn tòan không đồng ý
- Không đồng ý
- Phần nào không đồng ý
- Không đồng ý cũng không phản đối
- Phần nào đồng ý
- Đồng ý
- Hoàn toàn đồng ý
Ứng dụng của thang đo Likert là gì?
Thang đo Likert là công cụ được sử dụng để thực hiện các nghiên cứu định lượng. Hầu hết trong các cuộc khảo sát sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ chọn sử dụng thang đo Likert.
Nếu bạn muốn phân tích và tìm hiểu sau những cảm nhận và quan điểm của người tham gia khảo sát. Thang đo Likert là một sự lựa chọn tốt nhất, dưới đây là 6 trường hợp thường ứng dụng thang đo Likert.
- Tìm hiểu về mức độ hài lòng về dịch vụ và sản phẩm mà khách hàng đã sử dụng.
- Nghiên cứu hành vi, sở thích hoặc thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
- Thu thập ý kiến của các nhân viên hoặc học sinh, sinh viên về các quy định hoặc chính sách.
- Đánh giá mức độ quan tâm đến những sản phẩm tiềm năng sắp ra mắt.
- Đo lường trải nghiệm của những khách mời tham dự sự kiện, chương trình đã được tổ chức.
- Khảo sát tâm lý và lối sống của một nhóm đối tượng cụ thể phục vụ cho những báo cáo nghiên cứu chuyên sâu.
Ưu điểm và nhược điểm của thang đo Likert là gì?
Nếu bạn quan tâm đến thang đo Likert, dưới đây sẽ là một số thông tin về ưu điểm và nhược điểm của thang đó.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của thang đo Likert khi được ứng dụng trong các nghiên định lượng. Khi ứng dụng vào các loại nghiên cứu trên thang đo Likert sẽ đưa ra cho người nghiên cứu những đánh gía trực quan nhất. Điều này, được dựa trên những cơ sở dữ liệu đã thu thập trước đó.
Thang đo Likert sẽ cung cấp nhiều câu hỏi với các mức độ khác nhau, điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa. Dựa trên câu hỏi có thể trả lời theo nhiều mức độ khác nhau từ khách hàng.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm mà thang đo Likert mang lại trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác thang đo Likert còn có những nhược điểm.
Thang đo Likert không thể đo lường được nhiều cấp độ khác nhau trong mức độ cảm nhận của khách hàng. Chính vì vậy, kết quả thống kê trả về chưa được đảm bảo chính xác hoàn toàn.
Kết luận
Tóm lại, bài viết này Guru đã giải thích chi tiết về khái niệm thang đo Likert là gì? Ngoài ra, bài viết còn cung cấp những ví dụ về hai loại thang đo Likert 5 điểm và 7 điểm. Nếu bạn có gì thắc mắc về bài viết này của chúng tôi. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này để được giải đáp nhé.
Học Viện GURU
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marrketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn