Chiến lược STP là gì? Chiến lược này được rất nhiều doanh nghiệp chọn trong việc phân khúc thị trường trong các chiến lược Marketing. Đây là điều cần thiết, mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Nếu bạn đang quan tâm về chiến lược này, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cụ thể về STP là gì nhé.
Xem thêm:
- Điểm mạnh influencer marketing trong quảng cáo là gì?
- SWOT là gì? Ứng dụng của mô hình SWOT như thế nào?
Chiến lược STP là gì?
STP là cụm từ được viết tắt từ các thành phần: Segmentation (Phân đoạn thị trường), Targeting (Thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị sản phẩm). Đơn giản hơn, mô hình STP sẽ bao gồm ba bước chính là phân đoạn thị trường. Sau đó, lựa chọn thị trường mục tiêu và thự chiện định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Phân tích chiến lược STP trong Marketing
Chiến lược STP sẽ bao gồm ba giai đoạn khác nhau bao gồm: Phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.
Phân đoạn thi trường
Phân đoạn thị trường là giai đoạn quan trọng để thực hiện nghiên cứu thị trường. Hoạt động này sẽ được các marketer thực hiện thu thập nhu cầu, hành vi, nhân khẩu học,…Những thông tin này sau thu thập sẽ được phân loại các sản phẩm đang kinh doanh để có thể chọn lựa được đối tường khách hàng mục tiêu cho từng sản phẩm.
Khi thực hiện phân đoạn thị trường, bạn có thể tham khảo dựa trên các tiêu chí như sau:
- Phân đoạn theo vị trí địa lý
- Phân đoạn theo độ tuổi và giới tính
- Phân đoạn theo hành vi tiêu dùng
- Phân đoạn theo tầng lớp xã hội
Khi thực hiện phân đoạn thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thể phân bổ được nguồn lực hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra những hướng kinh doanh phù hợp và thu được lơi nhuận cao. Từ đó giúp tăng được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm ở trên thị trường.
Thị trường mục tiêu
Sau khi thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường thì doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu cho sản phẩm. Việc chọn đúng thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất trong các chiến lược marketing. Đó sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp có tiềm lực mạnh phát triển.
Để có thể chọn đúng thị trường mục tiêu phát triển sản phẩm. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Bước 1: Tìm hiểu và thu thập thông tin về thị trường mục tiêu mà doanh nghiêp có dự định hướng.
Bước 2: Tìm hiểu về các khách hàng hiện tại
Bước 3: Thực hiện phân tích các số liệu thu thập được
Bước 4: Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong thị trường
Bước 5: Hiểu rõ về các tính năng và công dụng của sản phẩm
Bước 6: Đánh giá và đo lường hiệu quả công việc
Định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm là giai đoạn cuối cùng trong chiến lược STP. Trong bước cuối cùng này là bước quan trọng để quyết định doanh nghiệp có nên thâm nhập thị trường hay không. Chìa khóa để định vị sản phẩm thành công là tạo sự khác biệt trong sản phẩm để nâng cao vị thế cạnh tranh trong thị trường.
Để tạo dựng vị thế vững chắc trong thị trường đầy rẫy đối thủ. Doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Dưới đây là các yếu tố then chốt giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này khiến họ lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Để thực hiện được việc định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Đây là bước đi quan trọng để đạt được mục tiêu này. Doanh nghiệp cần phải xác định rõ sản phẩm của mình mang lại những lợi ích độc đáo nào mà sản phẩm của đối thủ không có.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần truyền tải thông điệp thương hiệu một cách rõ ràng, nhất quán trên mọi kênh truyền thông. Việc này để tạo dựng nhận thức thương hiệu mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Đây không phải là một chiến lược dễ dàng và có thể thực hiện được trong một khoảng thời gian ngắn. Để đạt được đúng mục tiêu của thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Việc này giúp nắm bắt được nhu cầu khách hàng và đưa ra những chiến dịch Marketing hiệu quả và thành công.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan về chiến lược STP là gì? Ngoài ra, bài viết còn hướng dẫn cách phân tích chiến lược STP. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc thông tin nào về các chiến dịch, hãy để lại thông tin bên dưới để được phải hồi nhé.
Học Viện GURU
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marrketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
- Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn